Site icon Medplus.vn

Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, triệu chứng & cách phòng ngừa

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh viêm da gây ám ảnh với ai mắc phải. Bởi lẽ, căn bệnh da liễu này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà thường có xu hướng khởi phát đột ngột rồi tiến triển dai dẳng, khó chữa trị. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tổ đỉa là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa còn được biết đến với cái tên là chàm tổ đỉa, đây là một dạng viêm da xảy ra khá phổ biến do nấm gây ra. Lúc này, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện các nốt mụn nước li ti với đường kính từ 1 – 2 mm, chúng có thể mọc rải rác trên da hoặc tập trung thành từng đám lớn. Các nốt mụn viêm này thường mọc sâu bên dưới da, khó vỡ và gây ra các triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu.

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh viêm da gây ám ảnh với ai mắc phải.

2. Triệu chứng bệnh tổ đỉa

Mỗi một bệnh cũng sẽ có những dấu hiệu cũng như triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên thì nhiều bệnh sẽ có những biểu hiện giống nhau khiến các bạn lầm tưởng. Chính vì thế dễ chủ quan và làm cho tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn. Dưới đây sẽ là dấu hiệu của bệnh tổ đỉa để bệnh nhân có thể phát hiện:

Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh tổ đỉa kể trên là phổ biến và rất giống với một số bệnh ngoài da như hắc lào, vảy nến nhưng có trường hợp lại không gặp bất kỳ dấu hiệu nào nên đã để tình trạng bệnh ngày càng nặng. Chính vì thế hãy cố gắng quan sát, lắng nghe cơ thể mình. Nếu có điều gì bất thường nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi cũng như nắm bắt được tình trạng bệnh.

3. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Hiện nay, nguyên nhân và cơ chế chính xác gây tổ đỉa vẫn chưa được khoa học tìm ra. Tuy vậy, trên một số nghiên cứu về miễn dịch học thì cũng chỉ ra rằng căn nguyên của bệnh phần nhiều đến từ việc người bệnh có cơ địa dễ dị ứng, giống như nguyên nhân của bệnh hắc lào. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ hơn 50% người bệnh tổ đỉa có yếu tố từ tiền sử cá nhân hoặc người trong gia đình bị dị ứng.

Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân được cho là gây ra bệnh tổ đỉa là:

4. Bệnh tổ đỉa có lây không?

Trên thực tế, tổ đỉa là căn bệnh không có tính lây lan hay di truyền từ mẹ sang con bởi đây không phải bệnh lây nhiễm.

Mặc dù bản chất tổ đỉa gây ra mụn nước ở trên tay, chân ngoài da nhưng lại không có khả năng lây lan. Chúng chỉ bị nhân rộng từ vùng này sang vùng khác trên cùng một cơ thể mà thôi. Bởi nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa là từ tác động và yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên bạn cũng hạn chế tiếp xúc nhiều để có thể kiểm soát được tình trạng vi khuẩn xâm nhập, tổn thương trên bề mặt da.

Để tránh mắc phải bệnh tổ đỉa hãy luôn giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với những chất bẩn như đất, cát hay chất hóa học vì sẽ ăn mòn da. Để tình trạng được cải thiện thì có thể dùng nước muối pha loãng để sát khuẩn hoặc sử dụng nước rửa chuyên dụng ít bọt.

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tổ đỉa

Nguồn tham khảo: 

Exit mobile version