Site icon Medplus.vn

Các Mức Độ Phỏng Và Cách Xử Lý Trong Tình Huống Khẩn Cấp

Phỏng là tai nạn không mong muốn trong cuộc sống hằng ngày, có khả nhiều người đã từng bị bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy… với nhiều mức độ khác nhau.

Nhưng khi bạn không được trang bị những kiến thức cơ bản về việc sơ cứu khẩn cấp khi bị bỏng, có thể khiến vết bỏng thêm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và kéo dài việc điều trị.

Vì thế, hãy cùng Medplus tìm hiểu các mức độ phỏng và cách sơ cứu hiệu quả là yếu tố rất quan trọng góp phần giúp việc kiểm soát vết thương  tốt và rút ngắn thời gian phục hồi.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

Nguyên Nhân Gây Phỏng Điển Hình

Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều tình huống bất ngờ dẫn đến tai nạn bỏng, tuỳ vào từng tác nhân và các mức độ phỏng sẽ gây ra những vết thương nghiêm trọng khác nhau.

Theo các bác sĩ da liễu, nguyên nhân gây bỏng được chia thành 4 nhóm chính như sau:

Trong đó, nguyên nhân bỏng do nhiệt độ là tai nạn phổ biến nhất trong đa phần trường hợp bỏng, vì chúng có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi nấu ăn.

Đối với người trưởng thành, chắc hẳn không ít người đã từng gặp phải tình trạng bỏng bô xe máy, bỏng do lửa là dạng bỏng khô nằm trong nhóm bỏng nhiệt độ. Bỏng thức ăn hay bỏng nước sôi cũng là loại bỏng thường gặp nhất.

Những nguyên nhân gây bỏng điển hình

Một số tình huống ít phổ biến hơn là bỏng do tác động của điện hoặc hóa chất là những loại bỏng cũng gây mức độ nguy hiểm cao đến tính mạng người bệnh nếu trong tình huống nghiêm trọng. Chính vì thế, đảm bảo an toàn lao động, cẩn trọng đối với nhiệt độ, điện là điều cần phải đặc biệt chú ý.

1. Tìm Hiểu Các Mức Độ Phỏng

Làm thế nào để phân biệt các cấp độ bỏng? Hiện nay, dựa vào mức độ tổn thương do bỏng gây ra trên da, người ta chia các mức độ phỏng thành 3 loại như sau:

Trong đa phần các trường hợp bỏng, chỉ rơi vào một trong 3 cấp độ trên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp đặc biệt hiếm gặp hơn, bỏng nặng nguy hiểm sẽ xảy ra toàn bộ triệu chứng của bỏng cấp độ 3. Bên cạnh đó, còn lan ra ngoài bề mặt da của nạn nhân thành gân và xương.

Cụ thể hơn, mỗi cấp độ của bỏng sẽ gây những thương tổn như sau:

Cấp độ 1

Bỏng cấp độ 1 là mức độ bỏng nhẹ nhất, đồng nghĩa với mức tổn thương da ít nhất. Đối với bỏng cấp độ 1 còn được gọi là siêu đốt sống do nó chỉ gây ảnh hưởng đến lớp biểu bì da ngoài cùng của bị bỏng.

Về dấu hiệu nhận biết bỏng cấp độ 1 bao gồm những biểu hiện như:

Khi bỏng cấp độ thứ nhất, thời gian lành diễn ra chỉ khoảng 7 – 10 ngày, rất ít để lại di chứng sẹo tại vùng da tổn thương do bỏng.

Trong trường hợp, bỏng ở mức độ rộng tại những vùng da đặc biệt như xương sống, vai, đầu gối, khuỷu tay, cánh tay…. người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, đánh giá tình trạng, để tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Thông thường, phỏng cấp độ 1 người bệnh có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà bằng những phương pháp đơn giản.

Cấp độ 2

Đối với phỏng cấp độ 2 sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn so với phỏng cấp độ 1. Lúc này, vùng da bị tổn thương do phỏng không chỉ dừng lại ở lớp da biểu bì trên cùng, mà bề mặt da sẽ trở nên phồng rộp, đau nhức và đỏ rát.

Những mụn nước được hình thành sẽ có cơ hội phát triển trên bề mặt da. Theo thời gian, những mô da này trở nên dày hơn, mềm, khi quan sát giống như vảy được gọi là tiết dịch dibrrinous.

Tìm hiểu về phỏng cấp độ 2

Khi quan sát những mụn nước trên bề mặt da xuất hiện nhiều thì đồng nghĩa với việc vết bỏng đang phát triển với chiều hướng xấu, kéo dài thời gian hồi phục.

Trong trường hợp đặc biệt, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần phải ghép da để điều trị. Còn lại, đa phần trường hợp đối với phỏng cấp độ 2 thời gian hồi phục thường kéo dài khoảng 2 – 3 tuần.

Cấp độ 3

Phỏng cấp độ 3 cũng chính là trường hợp phỏng rất nặng, gây ra những hậu quả nặng nề đối với sức khỏe và tinh thần của nạn nhân.

Đây là mức độ phỏng sâu, không chỉ gây ảnh hưởng đối với bề mặt hoặc lớp da bên ngoài, mà những tổn thương này lan rộng và ăn sâu vào bên trong đến mức người người bệnh không còn cảm nhận được sự đau đớn. Bỏng cấp độ 3 còn có nguy cơ cao gây ảnh hưởng đến dây thần kinh của người bệnh.

Đối với diện tích bỏng là yếu tố quan trọng, khi bỏng càng lan rộng thì tỷ lệ người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong càng cao. Trường hợp bỏng trên 15% ở người trưởng thành và bỏng 8% ở trẻ nhỏ đã được xem là nghiêm trọng.

Phỏng cấp độ 3 có mức độ nguy hiểm cao

Khi bị bỏng cấp độ 3, sẽ gây ra những biểu hiện dễ quan sát thấy là: Ở vòng da tiếp xúc với nhiệt độ cao trở nên sáp, đồng thời chuyển sang màu trắng. Bên cạnh đó, sẽ có những vùng da bị xém và chuyển sang màu nâu sẫm.

Trong trường hợp này, thông thường sẽ không còn sự xuất hiện của những nốt mụn nước như cấp độ 2 nữa mà cần phải khắc phục bằng cách phẫu thuật và có thể cần tập vật lý trị liệu để điều trị.

Khi phỏng cấp độ 3 không được cấp cứu và điều trị kịp thời thì nguy cơ bị co rút cơ nghiêm trọng, nhiễm trùng da và để lại di chứng sau điều trị là rất cao. Sau khi chẩn đoán, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và diện tích bỏng trên cơ thể bệnh nhân, mới có thể kết luận được thời gian phục hồi chính xác.

Bỏng cấp độ 3 rất nghiêm trọng, vì thế người bệnh không nên tự điều trị tại nhà mà cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa bỏng điều trị đúng phương pháp, tránh xảy ra biến chứng và di chứng nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ tử vong khi bỏng quá nặng.

2. Cách Sơ Cứu, Giảm Đau Khi Bị Phỏng

Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Khi bị bỏng xử lý như thế nào? Theo nhiều phương pháp truyền miệng không có cơ sở chỉ rằng khi bị phỏng nên dội nước mắm hay bôi kem đánh răng vào vết bỏng để tránh nhiễm trùng.

Đây là cách làm hoàn toàn sai lầm, đã có nhiều trường hợp dẫn đến hậu quả đáng tiếc, khiến bệnh nhân từ mức độ bỏng nhẹ thêm nghiêm trọng và nhiễm trùng lan rộng.

Theo các chuyên gia y tế, tuỳ theo mức độ bỏng, chúng ta sẽ áp dụng những phương pháp sơ cứu, giảm đau như sau:

Phỏng cấp độ 1

Đối với bỏng cấp độ 1 có thể vệ sinh vết thương bằng cách ngâm nhẹ vết thương trong chậu nước mát nhỏ, sạch với thời gian ít nhất 5 phút.

Cần lưu ý dùng nước mát chứ không nên dùng nước đá hay chườm đá trực tiếp vào vết thương. Khi đá quá lạnh sẽ khiến cho vết thương trở nên tồi tệ hơn.

Trong trường hợp này, có thể sử dụng acetaminophen hay ibuprofen khi cần để giảm đau. Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc bôi gây tê là cocain hay thoa lên vết bỏng loại kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ da như gel hoặc kem lô hội tại vùng da bị thương tổn có thể dịu nhẹ hơn.

Sơ cứu đúng cách khi bị phỏng

Bạn có thể trang bị những loại thuốc này để sẵn ở tủ thuốc gia đình, để phòng những trường hợp khẩn cấp cần dùng đến.

Dùng những loại thuốc mỡ có thành phần là kháng sinh để bôi trực tiếp lên vết bỏng, sau đó dùng băng gạc lỏng quấn quanh vết bỏng để bảo vệ vùng bị thương là phương pháp xử lý bỏng cấp độ 1 đúng cách.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện cảm giác đau đớn do vết bỏng gây ra.

Phỏng cấp độ 2

Đối với bỏng cấp độ 2, bạn có thể vệ sinh vết bỏng bằng cách ngâm nhẹ vết bỏng vào trong chậu nước mát nhỏ, sạch với thời gian ít nhất 15 phút. Nếu vết bỏng lan rộng, có thể dùng miếng vải sạch, mềm để nhúng nước mát rồi đắp lên vết bỏng khoảng 2 – 3 phút hằng ngày.

Trong trường hợp cảm giác đau đớn gây khó chịu, bạn có thể dùng acetaminophen hay ibuprofen để giảm đau.

Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao? Những loại thuốc mỡ có thành phần là kháng sinh có thể bôi trực tiếp lên vết bỏng và cả những nốt mụn nước để giúp vết thương mau lành.

Bạn có thể dùng băng gạc khô thể băng vết bỏng lại. Chú ý thay băng mới mỗi ngày và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa vết bỏng.

Vết bỏng phồng nước bị vỡ phải làm sao? Ngay khi vết bỏng bị vỡ, bạn hãy dùng bông sạch để lau xung quanh và rửa sạch vết thương. Sau đó, dùng miếng dán nhẹ nhàng dán vết bỏng lại. Mỗi ngày nên thay miếng dán mới và bôi thuốc mỡ lên vết thương rồi dán lại.

Khi vết bỏng có dấu hiệu sưng đau, đỏ hơn hay có dấu hiệu bất thường nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Bên cạnh đó, khi vết thương lành có hiện tượng kéo da non gây ngứa tuyệt đối không nên gãi.

Vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nên cần sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài trong thời gian khoảng 1 năm.

Phỏng cấp độ 3

Cần nhanh chóng loại bỏ trang phục vải vóc… dính ở khu vực bị bỏng. Tuyệt đối không dùng thuốc để bôi lên vết bỏng và không nhúng vết bỏng vào nước.

Nâng phần vết thương do bị bỏng cao hơn tim, có thể áp dụng cách băng bằng băng ẩm, sạch mát vào vết thương. Hoặc có thể bỏ qua bước này mà nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Trong trường hợp bệnh nhân bị bỏng điện hay bỏng hóa chất, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận trong cơ thể.

3. Phòng Ngừa Các Mức Độ Phỏng

Cách phòng chống phỏng, nhất là trong nhà có trẻ nhỏ, cần lưu ý những vấn đề sau:

Hy vọng, thông qua bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến các mức độ phỏng và hướng xử lý đúng cách. Trong trường hợp bỏng nghiêm trọng, có cảm giác đau đớn khó chịu, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được sơ cấp cứu và điều trị đúng cách, hạn chế tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version