Viêm gân là căn bệnh phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao. Trong hầu hết các trường hợp, căn bệnh này có thể được chữa khỏi bằng cách sử dụng thuốc, vật lý trị liệu kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm gân là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh khác:
Viêm gân là bệnh gì?
Viêm gân là tình trạng viêm hoặc kích ứng của gân, các dây xơ gắn cơ với xương. Rối loạn này gây đau và đau ngay bên ngoài khớp.
Mặc dù viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ gân nào, nhưng nó thường phổ biến nhất ở quanh vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Một số tên phổ biến cho các vấn đề khác nhau liên quan đến viêm gân như sau:
- Chấn thương khủy tay
- Khuỷu tay của golfer
- Vai Pitcher
- Vai vận động viên bơi lội
- Đầu gối của người nhảy
Các triệu chứng của viêm gân
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gân thường xảy ra ở điểm mà gân bám vào xương và thường bao gồm những điều sau:
- Đau khu trú ở vị trí gân bị tổn thương, ít lan xa.
- Đau liên tục cả ngày lẫn đêm, đau nhiều khi vận động
- Vị trí gân bị tổn thương sưng đỏ, đau khi ấn vào, đau tăng lên khi làm các động tác co cơ chủ động của gân
Viêm gân gồm các dạng:
- Viêm gân bám tận: Gồm viêm cốt mạc ngoài gân và viêm túi thanh dịch
- Viêm bao gân: Bao gân bị tổn thương gây tổn thương sẽ gây cản trở hoạt động của gân
- Viêm bao gân vùng mỏm châm quay (bệnh De Quervain): Triệu chứng sưng đau bờ ngoài mỏm châm quay, đau nhiều hơn khi cử động ngón cái và làm các động tác duỗi
- Hội chứng đường hầm cổ tay: Gây ra dị cảm, tê bì như kim châm, đau buốt, hạn chế vận động và rối loạn dinh dưỡng ở bàn tay và các ngón tay, tê và đau gan bàn tay, cổ tay sưng,…
- Ngón tay lò xo: Khó khăn như gập ngón tay, ngón tay bật ra như lò xo
- Viêm gân gót Achille: Xảy ra sau khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh gây sưng đau vùng gót chân, ấn vào thấy đau, nổi cục
Cách phòng tránh bệnh viêm gân
Bệnh viêm gân hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bệnh nhân chủ động thực hiện các biện pháp:
- Tránh hoạt động nặng, căng thẳng, quá sức, nhất là những hoạt động kéo dài. Nếu cảm thấy đau bất ngờ, đột ngột khi chơi thể thao, làm việc thì cần dừng lại nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng bệnh
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức lực của bản thân
- Khởi động trước khi tập thể dục, làm việc nặng bằng cách căng giãn cơ trong phạm vi tối đa của chuyển động khớp xương
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường cơ bắp để tăng khả năng chịu đựng trọng tải
- Đi khám ngay tại các địa chỉ chuyên khoa Cơ Xương Khớp nếu cảm thấy có dấu hiệu bệnh viêm gân
Nguồn tham khảo: