Site icon Medplus.vn

Các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận bạn cần biết.

Viêm cầu thận là tình trạng viêm các bộ lọc nhỏ của thận (cầu thận). Các cầu thận loại bỏ chất lỏng dư thừa, chất điện giải và chất thải từ máu và chuyển chúng vào nước tiểu. Viêm cầu thận có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hoặc dần dần (mãn tính). Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm cầu thận

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Viêm cầu thận là bệnh gì?

Viêm cầu thận là tình trạng viêm các bộ lọc nhỏ của thận (cầu thận). Các cầu thận loại bỏ chất lỏng dư thừa, chất điện giải và chất thải từ máu và chuyển chúng vào nước tiểu. Viêm cầu thận có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) hoặc dần dần (mãn tính).

Nó có thể tự xảy ra hoặc là một phần của bệnh khác, chẳng hạn như bệnh lupus hoặc bệnh tiểu đường. Tình trạng viêm nặng hoặc kéo dài liên quan đến viêm cầu thận có thể làm tổn thương thận. Việc điều trị tùy thuộc vào loại viêm cầu thận mà bạn mắc phải.

2. Triệu chứng bệnh Viêm cầu thận

Triệu chứng viêm cầu thận rất đa dạng. Bệnh có thể diễn ra một cách thầm lặng kín đáo, bệnh nhân không biết mình bị bệnh, không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có hồng cầu niệu vi thể và protein niệu hoặc bệnh cũng có thể phát triển hết sức rầm rộ. Triệu chứng chủ yếu của viêm cầu thận là:

Phù

  • Phù là triệu chứng lâm sàng đặc trưng cho bệnh lý cầu thận, các loại bệnh thận khác không có phù. Vì vậy khi xuất hiện phù cần nghĩ đến bệnh lý cầu thận.
  • Bệnh nhân cảm thấy nặng mặt, nề 2 mi mắt, phù 2 chân, phù mềm ấn lõm. Phù thường nhiều vào buổi sáng , chiều giảm phù kèm theo đi tiểu ít, sẫm màu.
  • Phù thường gặp trong 10 ngày đầu và giảm đi nhanh chóng khí bệnh nhân đái nhiều. Đó là dấu hiệu thuyên giảm bệnh trong viêm cầu thận cấp.
  • Đối với viêm cầu thận mạn triệu chứng phù có thể kín đáo, bệnh nhân không phát hiện ra vẫn hoạt động sinh hoạt bình thường cũng có thể phù rất to, phù toàn thân, phù mềm ấn lõm rõ có thể kèm theo cổ trướng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tinh hoàn.

Tăng huyết áp

  • Tăng huyết áp là triệu chứng lâm sàng thường gặp. Đối với viêm cầu thận cấp huyết áp có thể xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn cấp, có thể có cơn tăng huyết áp kịch phát kéo dài nhiều ngày kèm theo triệu chứng đau đầu dữ dội, choáng váng, hôn mê là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong viêm cầu thận cấp.
  • Đối với viêm cầu thận mạn tính tăng huyết áp không thường xuyên, tăng từng đợt thường xuất hiện trong các đợt cấp, là dấu hiệu sớm bắt đầu tiến triển của bệnh. Tăng huyết áp thường xuyên là thể là dấu hiệu mở đầu của suy thận mạn tính không hồi phục
  • Tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương đáy mắt, suy tim, tai biến mạch máu não,…

Đái ra máu đại thể trong viêm cầu thận cấp

  • Đái ra máu toàn bãi, nước tiểu như nước rửa thịt hoặc như nước luộc rau dền, không đông, mỗi ngày đi đái ra máu toàn bãi 1-2 lần, không thường xuyên, xuất hiện trong tuần đầu, nhưng có thể xuất hiện trở lại trong 2-3 tuần. Số lần đái ra máu thưa dần, 3-4 ngày bị một lần rồi hết hẳn.
  • Đái ra máu trong viêm cầu thận cấp tính không ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể. Đái ra máu vi thể có thể kéo dài vài tháng. Đái ra máu là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán viêm cầu thận cấp tính, nếu không có đái ra máu cần xem lại chẩn đoán.

Biến đổi nước tiểu

  • Thiểu niệu: khối lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày thường gặp trong tuần đầu của bệnh kéo dài 3-4 ngày, có thể tái phát trong 3-4 tuần. Một số trường hợp có thể thiểu niệu vô niệu kéo dài
  • Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu 0,5-2g/ ngày, cần làm xét nghiệm  protein niệu 24h để định lượng chính xác lượng protein mất qua nước tiểu. Là yếu tố để tiên lượng bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị. Protein trong nước tiểu càng cao tiên lượng càng nặng, ngược lại nếu protein trở về âm tính tức là bệnh được hồi phục
  • Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu còn có các dấu hiệu như hồng cầu niệu vi thể kéo dài vài tháng, trụ niệu. Hồng cầu niệu là yếu tố tiên lượng bệnh viêm cầu thận mạn, hồng cầu niệu vẫn dương tính thì nguy cơ bệnh tái phát vẫn còn
  • Hóa sinh máu: đánh giá chức năng thận qua ure và creatinin: thấy hai chỉ này không tăng hoặc tăng không đáng kể. Tăng cao trường hợp kèm suy thận cấp tính. Nếu viêm cầu thận tiến triển nhanh, tái diễn nhiều ure và creatinin tăng cao thường xuyên. Hóa dinh còn có giảm protein máu, tăng lipid máu

Một số triệu chứng khác:

  • Biểu hiện suy tim trong viêm cầu thận cấp
  • Sốt nhẹ 37,5oC – 38,5oC
  • Đau vùng thắt lưng đau ỉ hoặc dữ dội
  • Đau bụng, bụng chướng nhẹ, buồn nôn, đi lỏng; không ít trường hợp viêm cầu thận cấp mở đầu bằng cơn đau bụng cấp
  • Thiếu máu: Một bệnh nhân viêm cầu thận mạn có thể có thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, hay chóng mặt, đau đầu có thể do thiếu dinh dưỡng hoặc suy thận mạn tính dẫn đến thiếu máu mạn tính

3. Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm cầu thận

  • Sau nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A do viêm họng cấp, nhiễm khuẩn ngoài da
  • Đái tháo đường
  • lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm cầu thận cấp tái phát nhiều lần thành viêm cầu thận mạn tính
  • Dùng 1 số loại thuốc, hóa chất ảnh hưởng đến cầu thận
  • Tăng huyết áp không kiểm soát

4. Các biến chứng

Viêm cầu thận có thể làm tổn thương thận đến mức mất khả năng lọc. Kết quả là, mức chất lỏng, chất điện giải và chất thải nguy hiểm sẽ tích tụ trong cơ thể.

Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra của bệnh viêm cầu thận:

5. Phòng ngừa

Có thể không có cách nào để tránh hầu hết các dạng viêm cầu thận. Tuy nhiên, đây là một số bước có thể có lợi:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version