Site icon Medplus.vn

Các triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm bạn cần biết.

Thoái hóa đĩa đệm thực chất không phải là bệnh mà là hiện tượng các đĩa đệm dần dần bị hao mòn, suy giảm chức năng hoạt động do quá trình lão hóa của cơ thể. Lúc này, các đĩa đệm trào ra ngoài vỏ sụn, lệch khỏi vị trí chèn đệm giữa các đốt xương sống. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Thoái hóa đĩa đệm là bệnh gì?

Thoái hóa đĩa đệm
Thoái hóa đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có chức năng nối các đốt sống, nâng đỡ và chịu lực giúp cơ thể hoạt động linh hoạt hơn. Cấu tạo đĩa đệm gồm hai phần:

  • Nhân keo hơi nhầy, trong suốt, nhiều nước. Nhân keo này có tác dụng phân tán lực đều lên khắp mặt đĩa đệm và giảm độ lớn của lực.
  • Bao xơ bao bọc bên ngoài nhân keo. Bao xơ cấu tạo chủ yếu từ các sợi collagen dẻo và có tính đàn hồi cao bám vào viền đốt sống giúp chống lại các lực căng hướng ngang hoặc vặn xoắn, giữ cột sống luôn đúng trục.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm

  • Do tuổi tác: Tuổi tác khiến các bộ phận trên cơ thể chúng ta trong đó có đĩa đệm lão hóa, suy giảm khả năng hoạt động.
  • Do đĩa đệm khô: Đĩa đệm khỏe mạnh thường chứa khoảng 90% là nước. Tuy nhiên, ở những người đĩa đệm khô, lượng nước rất ít và càng ngày càng giảm khiến chúng co rút lại đồng thời mất đi độ đàn hồi của mình.
  • Do các chấn thương: Các hoạt động hằng ngày hoặc các va chạm trong quá trình chơi thể thao có thể gây ra tình trạng bao xơ đĩa đệm. Lâu ngày, đĩa đệm bị thoái hóa làm người bệnh đau nhức, khó khăn trong việc vận động.
  • Do viêm khớp, loãng khớp: Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm cột sống ở nhiều người.
  • Do thói quen làm việc: Như đã nói, những người thường xuyên thực hiện các động tác sai tư thế, người lao việc nặng nhọc thường dễ mắc thoái hóa đĩa đệm.
  • Do chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý: Không bổ sung đầy đủ dưỡng chất và không để cơ thể nghỉ ngơi nhằm tái tạo cấu trúc xương khớp sẽ khiến đĩa đệm dễ lão hóa, thoái hóa, thoát vị.

3. Các triệu chứng thoái hóa đĩa đệm

Có thể bạn sẽ cảm thấy đau nhói hoặc liên tục ở lưng và cổ. Các triệu chứng chính xác của bạn phụ thuộc vào vị trí đĩa yếu và những thay đổi khác mà nó đã gây ra.

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm đau :

  • Ở lưng dưới, mông hoặc đùi trên của bạn
  • Đến và đi. Nó có thể dai dẳng hoặc nghiêm trọng, và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.
  • Cảm thấy tồi tệ hơn khi bạn ngồi, và tốt hơn khi bạn di chuyển và đi bộ
  • Cảm thấy tồi tệ hơn khi bạn uốn cong, nâng hoặc vặn
  • Tốt hơn khi bạn thay đổi tư thế hoặc nằm xuống

Trong một số trường hợp, bệnh thoái hóa đĩa đệm có thể dẫn đến tê và ngứa ran ở tay và chân của bạn. Nó cũng có thể khiến cơ chân của bạn trở nên yếu. Điều này có nghĩa là các đĩa đệm bị hư hỏng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh gần cột sống của bạn.

4. Thoái hóa đĩa đệm có nguy hiểm không?

Có thể nói, đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Khó khăn trong sinh hoạt và lao động ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Đau rễ thần kinh do bị chèn ép cơ học gây ra các cơn đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi quá lâu, đau dữ dội khi ho, hắt hơi…
  • Rối loạn cảm giác ở những vùng khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị thương tổn.
  • Hội chứng đau khập khễnh xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn phải nghỉ ngơi vì đau đớn.
  • Rối loạn cơ tròn khiến bệnh nhân không tự chủ đại tiểu tiện do các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép.
  • Teo cơ và các chi làm người bệnh mất khả năng lao động thậm chí bại liệt. Đây được xem là biến chứng nặng nhất của bệnh khi các nhân nhầy hoặc các đốt sống chèn ép làm chết dây thần kinh.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version