Site icon Medplus.vn

Các Triệu Chứng Khi Bị Dây Chằng Khớp Vai Gặp Vấn Đề

Dây chằng khớp vai là nơi dễ gặp tổn thương, nhất là trong những hoạt động dùng quá sức như chơi thể thao, với những biểu hiện đau âm ỉ kéo dài, khiến người bệnh hạn chế vận động và sinh hoạt.

Hãy cùng, Medplus tìm hiểu khi dây chằng bị tổn thương thì cách xử lý như thế nào? Trong trường hợp nào nên đi gặp bác sĩ để điều trị là những thông tin quan trọng bạn có thể tìm hiểu thông qua bài viết này.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Tìm Hiểu Về Dây Chằng Khớp Vai

Cấu tạo của khớp vai bao gồm xương đòn, xương bả vai, chỏm xương cánh tay kết hợp cùng các mô mềm ở vai để tạo nên khớp vai có thể cử động linh hoạt.

Ở nơi giao nhau của các xương tạo nên khớp ổ chảo cánh tay và khớp cùng đòn, trong đó nhiệm vụ giữ các khớp là do dây chằng khớp vai và bao khớp đảm nhiệm.

Để chỏm xương cánh tay có thể treo được vào ổ chảo – cánh tay phải nhờ vào các gân cơ bao quanh khớp vai (còn gọi là chóp xoay) và dây chằng.

Dây chằng khớp vai cho phép cánh tay cử động một cách linh hoạt

Trên thực tế, hệ dây chằng của khớp vai (coracohumeral ligament) chỉ có dây chằng quạ cánh tay, có vị trí nằm tự mỏm quạ kéo dài đến bao khớp. Đối với dây chằng ổ chảo – cánh tay (glenohumeral ligaments) lại được tạo thành nhờ vào sự dày lên của bao khớp.

Được đánh giá là khớp linh hoạt nhất trong cơ thể, dây chằng bả vai giúp cho cánh tay có thể di chuyển một cách tự do và nhẹ nhàng nhưng đây cũng là nguyên do khiến xương vai dễ gặp những tổn thương ở mô mềm.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến đứt dây chằng hay làm chấn thương bả vai có thể xuất phát từ:

2. Triệu Chứng Khi Dây Chằng Khớp Vai Gặp Vấn Đề

Một trong những tổn thương ở dây chằng khớp vai là đứt dây chằng. Thông thường, triệu chứng điển hình nhất của đứt dây chằng bả vai là người bệnh có cảm giác đau dữ dội với những cơn đau đến một cách đột ngột. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác bao gồm:

Triệu chứng điển hình khi bị đứt dây chằng bả vai

Đối với trường hợp đứt dây chằng thường gặp ở những vận động viên thể thao hoặc những người làm việc thường xuyên phải tác động lực mạnh khiến dây chằng khớp vai dễ gặp tổn thương.

Một bệnh lý phổ biến khác liên quan đến dây chằng khớp vai là giãn dây chằng. Giãn dây chằng tay hay giãn khớp vai thường do căng khớp quá phạm vi cho phép trong những hoạt động đột ngột, hoặc khi người bệnh ngồi sai tư thế kéo dài, hoặc cũng có thể xuất phát từ vấn đề tuổi tác khiến cho dây chằng bị dãn. Về triệu chứng, ở giai đoạn đầu, nếu bị giãn dây chằng bả vai sẽ có những biểu hiện như:

Đối với giãn dây chằng khớp vai, người bệnh còn có cảm giác mệt mỏi, gây khó khăn trong vận động và dễ bị trật khớp vai.

Mặc dù đây là bệnh lý khớp vai không quá nguy hiểm nếu nghỉ ngơi, điều trị đúng cách nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn của bệnh nhân tuân theo phác đồ điều trị, vì cách trị giãn dây chằng vai tương đối phức tạp và kéo dài.

Bị trật khớp vai khi ngủ là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Bị trật khớp vai khi ngủ cũng không phải là tình trạng hiếm gặp, với những triệu chứng điển hình là cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài tuỳ mức độ ở vùng vai gáy, nếu tình trạng nặng hơn sẽ gây chóng mặt, ù tai, người mệt mỏi… khiến nhiều người lo lắng rằng liệu có gây ra nguy hiểm nghiêm trọng không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trật khớp vai khi ngủ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, có thể khỏi sau vài tuần điều trị không cần phẫu thuật.

Tuy nhiên, cũng không nên quá chủ quan, nếu trật khớp vai không được điều trị hồi phục đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng làm tổn thương dây thần kinh, gây khó khăn trong vận động và khó đi vào giấc ngủ, nguy hiểm hơn có thể làm cánh tay mất cảm giác không cử động được.

3. Nên Làm Gì Khi Đau Dây Chằng Khớp Vai?

Giãn dây chằng vai bao lâu thì khỏi? Hay giãn dây chằng cổ tay bao lâu thì khỏi là những thắc mắc chung của nhiều người khi bị giãn dây chằng nói chung.

Tuỳ thuộc vào tình trạng tổn thương, mới có thể khẳng định được chính xác thời gian hồi phục của bệnh nhân. Bên cạnh đó, quá trình điều trị cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Nhưng yếu tố đầu tiên người bệnh cần nhớ là khi bị chấn thương bả vai có những triệu chứng của đứt dây chằng, giãn dây chằng… với những cơn đau khớp bả vai dữ dội thì không nên tự điều trị tại nhà mà hãy đến bệnh viện để được can thiệp y tế, điều trị sớm đúng theo tình trạng bệnh.

Trong trường hợp, giãn dây chằng ở mức độ nhẹ, không có cảm giác đau đớn dữ dội thì tình trạng sẽ dần cải thiện theo thời gian, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để nhanh chóng hồi phục. Nhưng nếu cảm giác đau kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm hay cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc cần đến bệnh viện để được thăm khám chính xác nhất.

4. Chẩn Đoán Tổn Thương Dây Chằng Khớp Vai

Khi thăm khám, đầu tiên bác sĩ sẽ khai thác những thông tin để có cơ sở chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân  như:

Việc đánh giá được tình trạng tổn thương ở bả vai, giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ nghiêm trọng để có phác đồ điều trị thích hợp nhất. Thường những phương pháp chẩn đoán được áp dụng là:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version