Site icon Medplus.vn

Cát Sâm | Vị Thuốc Giúp Bổ Mát, Chống Suy Nhược Hiệu Quả

Cát sâm là thuốc bổ mát, chống suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, sốt về chiều, bí đái, nhức đầu Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu cát sâm nào hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Cát Sâm | Vị Thuốc Giúp Bổ Mát, Chống Suy Nhược Hiệu Quả

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Cát sâm; Hồng sâm; Sâm nam; Sâm chèo mèo; Sâm trâu; Cát muộn;  Hang chởn (Tày)

Tên khoa học: Millettia speciosa Champ. ex Benth.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Đặc điểm dược liệu

Cát sâm là một loại cây nhỡ, thân gỗ với cành mọc tựa, dài. Phần cành khi còn non sẽ có nhiều lông mềm màu trắng bao phủ bên ngoài, già sẽ nhẵn dần và có màu nâu.

Lá kép có hình lông chim lẻ với phần cuống dài phủ đầy lông. Còn lá chét có hình mũi mác thuôn dài hay hình bầu dục, gốc hình tròn với phần đầu nhọn. Mặt phía trên màu xanh lục sẫm, gân có lông, mặt phía dưới phủ lông dày màu trắng, phần gân lá tạo thành mạng rất rõ.

Hoa màu trắng học thành cụm dạng chùy với chiều dài khoảng từ 10 – 25cm. Phần đài hoa có răng hình tam giác, mặt phía ngoài phủ đầy lông. Tràng hoa nhẵn ở mặt phía ngoài, hoa có bộ nhụy 2 bó và bầu có lông. Mùa hoa vào khoảng thừ tháng 7 – 9.

Quả dạng dẹt và có phủ lớp lông mềm phía ngoài. Mỗi quả có chứa 4 – 5 hạt có phần vỏ khá dày, màu đen. Mùa quả vào khoảng từ tháng 10 – 12.

Bộ phận dùng

Rễ củ chính là bộ phận của cây cát sâm được sử dụng để làm vị thuốc.

Thu hái và chế biến

Thời điểm thu hái dược liệu thích hợp nhất là vào mùa đông xuân, lấy ở những cây đã lớn khoảng hơn 1 năm tuổi. Tiến hành đào rễ củ về rồi rửa sạch. Các củ nhỏ thì để nguyên còn củ to nên bổ dọc làm đôi rồi phơi hay sấy khô.

Hướng dẫn cách bào chế: Đem thái mỏng dược liệu rồi để sống hoặc có thể tẩm nước mật hay nước gừng cho thấm. Sau đó, cho lên chảo nóng sao vàng trên lửa nhỏ.

Phân bố

Ở nước ta cây cát sâm mọc ở rất nhiều nơi, nhất là những chỗ dãi nắng ở vùng rừng núi. Điển hình như ở các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây… ngoài mọc hoang thì hiện nay cây cũng được trồng rất nhiều với mục đích làm vị thuốc.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Theo TS.BS Nguyễn thị Vân Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Y Dược Học Cổ Truyền Dân Tộc thì trong củ có chứa thành phần chính là ancaloit.

Ngoài ra, các nghiên cứu tại Trung Quốc cũng xác định trong củ còn chứa các thành phần sau: Axit docosanoic, Daucosterol, Axit rotundic, Tetracosane, Syringin, Axetat, Octadecane,…

Tính vị

Theo các ghi chép của Đông y thì cát sâm là vị thuốc có vị ngọt và tính bình.

Quy kinh

Quy vào kinh phế và tỳ.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Dược liệu thường được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc với liều lượng khoảng 10 – 20g/ngày. Tùy thuộc vào từng bài thuốc và sự kết hợp với dược liệu khác mà có thể dùng tới 40g/ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Chữa triệu chứng ho và sốt

Khi người bệnh bị ho khan, ho kéo dài dai dẳng không dứt, có hiện tượng sốt và cảm giác khát nước có thể dùng bài thuốc này.

Chia bài thuốc sau khi sắc thành 3 phần bằng nhau và uống 3 lần trong ngày.

Chữa cảm sốt hiệu quả

Bài thuốc này phù hợp với người bị cảm, sốt cao và có triệu chứng khát nước khó chịu trong người.

Một thang thuốc chia làm 3 phần nước thuốc và uống hết một ngày một thang.

Bài thuốc lợi tiểu

Người bị tiểu tiện khó, có các triệu chứng đau nhức đầu, cảm thấy khát nước nên uống bài thuốc lợi tiểu này.

Chia phần nước thuốc thu được thành 3 phần bằng nhau và dùng hết ngay trong ngày.

Dành cho người bị cảm nắng

Khi bị say nắng, người bệnh thường có triệu chứng sốt nóng, đổ mồ hôi nhiều, thở gấp, đau nhức đầu, buồn nôn,… Để chấm dứt nhanh các triệu chứng này có thể cho người bệnh dùng cách sau:

Bài thuốc này có thể sử dụng cho trẻ em bị khó ngủ, người nóng về đêm.

Trị chứng kén ăn

Trẻ nhỏ và người bị kén ăn, ăn uống không ngon miệng, mất cảm giác ăn uống thì bài thuốc dưới đây rất tốt.

Mỗi thang thuốc đun được chia thành 3 phần bằng nhau uống trong ngày. Kiên trì dùng trong nhiều ngày để kích thích ham muốn ăn và ăn ngon miệng hơn.

Dành cho người bị suy nhược cơ thể

Bài thuốc này chuyên dùng cho người suy nhược cơ thể, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ốm yếu, chán ăn, mất ngủ,…

Mỗi lần uống ⅓ bát thuốc, uống thành 3 lần dùng hết trong một ngày, kiên trì dùng đều đặn trong khoảng 10 ngày đến nửa tháng để thấy hiệu quả.

Cát sâm chữa thuỷ đậu

Bài thuốc này chỉ dùng khi các nốt thuỷ đậu trên da đã vỡ xẹp xuống.

Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc cho đến khi bệnh thuỷ đậu khỏi hoàn toàn.

Tác dụng với bệnh viêm gan truyền nhiễm

Người bị bệnh viêm gan truyền nhiễm (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C) có thể sử dụng bài thuốc sau:

Mỗi ngày uống hết một thang thuốc trên và phải dùng trong thời gian dài sau đó kiểm tra lại tình trạng bệnh.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng cát sâm cần lưu ý: Không tự ý dùng dược liệu khi chưa có sự hướng dẫn hay đồng ý của y bác sĩ, thầy thuốc.

Cát Sâm | Vị Thuốc Giúp Bổ Mát, Chống Suy Nhược Hiệu Quả

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version