Site icon Medplus.vn

Chẩn Đoán Và Điều Trị Viêm Gan Siêu Vi Bằng Cách Nào?

Chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi là việc cần làm ngay lập tức khi cơ thể có những dấu hiệu liên quan tới bệnh viêm gan. Việc chẩn đoán để tìm ra chính xác loại bệnh và điều trị sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến khả năng phục hồi của bệnh nhân. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Tìm Hiểu Về Bệnh Viêm Gan Siêu Vi

Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do các virus gây ra. Hậu quả khiến gan bị tổn thương. Điều này dẫn đến chức năng gan bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Tình trạng viêm gan do nhiều loại virus gây ra. Có 5 loại virus chính là virus viêm gan A (HAV), virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV), virus viêm gan E (HEV), virus viêm gan G (HGV). Bệnh nhân bị viêm gan có thể do 1 loại virus hoặc cả 3 loại virus tấn công cùng lúc. Trong đó virus viêm gan A, B, C là phố biến nhất.

Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do các virus gây ra

Virus viêm gan A: Hiện nay đã có vaccin tiêm phòng. Virus viêm gan A được phát hiện lần đầu vào năm 1973. Con đường lây nhiễm của virus HAV thông qua đường ăn uống, thường gặp ở môi trường ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh. Bệnh phát triển lành tính, có thể trị khỏi, nhưng không loại trừ khả năng tái bệnh.

Virus viêm gan B: Virus viêm gan B có acid nhân DNA, lây truyền qua đường máu. Hiện nay tỷ lệ người mắc viêm gan B khá cao, bệnh thường phát triển một cách âm thầm. Tuy nhiên, hiện nay đã có vaccin tiêm phòng.

Virus viêm gan C: Được phát hiện vào năm 1989, cho đến nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh. HCV có sự đa dạng và lây qua đường máu. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể với virus viêm gan C kém. Người bệnh có khả năng tái nhiễm bệnh nhiều lần mặc dù đã trị khỏi.

Virus viêm gan E: Bệnh được phát hiện năm 1991, con đường lây nhiễm thông qua đường ăn uống. HEV có diễn biến lành tính. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ nếu nhiễm bệnh có nguy cơ bị biến đổi thành virus ác tính gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Virus viêm gan G: Loại này hiếm gặp hơn, nhưng thường gây ra viêm gan rõ rệt. Ban đầu thường không có biểu hiện lâm sàng nên khó nhận biết.

2. Triệu Chứng Lâm Sàng

Bệnh nhân thường đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi sau khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Thông thường, khi bệnh diễn biến nặng mới biểu hiện triệu chứng cụ thể.

Thời gian đầu sẽ là thời kỳ ủ bệnh. Tuỳ theo loại virus sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau khoảng từ 1 – 6 tháng. Trong virus viêm gan A có thời gian ủ bệnh ngắn nhất khoảng từ 1 – 6 tuần.

Sau đó bệnh phát triển theo 3 giai đoạn:

3. Chẩn Đoán Viêm Gan Siêu Vi

Chẩn đoán viêm gan siêu vi ban đầu sẽ dựa trên những triệu chứng và biểu hiện mà bệnh nhân cung cấp cho bác sĩ, sau đó sẽ được làm các xét nghiệm cụ thể để có kết quả chính xác nhất.

3.1. Triệu chứng cơ thể

Thông thường khi mắc viêm gan siêu vi cấp sẽ có các dấu hiệu lâm sàng như người mệt mỏi, nước tiểu sậm màu… Được tiến hành các xét nghiệm để xác định rõ ràng bệnh hơn.

Đối với viêm gan siêu vi mạn tính HBV, HCV thường không có triệu chứng cụ thể. Đến khi bệnh chuyển biến nặng mới phát hiện. Nên thường không được chẩn đoán ngay từ giai đoạn sớm bằng triệu chứng.

3.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để chẩn đoán virus viêm gan siêu vi

Để chẩn đoán virus viêm gan siêu vi thường có 3 loại xét nghiệm:

Chất liệu di truyền của virus: Nhằm tìm ra các kháng thể được sản xuất ở bạch cầu, do cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh và virus. Một số loại xét nghiệm kháng thể virus như: Anti-HAV, kháng thể kháng nhân của HBV, kháng thể chống HBVe…

Men gan: Xét nghiệm men gan trong máu là loại xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán viêm gan. Khi gan bị tổn thương, các men gan này sẽ bị phát tán vào máu khiến nồng độ men gan trong máu tăng cao. Người bị viêm gan siêu vi cấp thường có nồng độ men gan trong máu tăng rất cao. Đối với người bị viêm gan siêu vi mạn nồng độ men gan chỉ tăng nhẹ, nhưng kéo dài trong thời gian khá lâu.

Kháng thể virus viêm gan và protein: Bao gồm Kháng nguyên bề mặt HBV, DNA của HBV, RNA của HCV và kháng nguyên e của HBV.

Một số bệnh khác thường có triệu chứng giống viêm gan siêu vi cấp. Chính vì vậy để loại trừ nguyên nhân gây bệnh khác, các bác sĩ có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm khác và siêu âm ổ bụng.

4. Điều Trị Viêm Gan Siêu Vi

Chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi thông qua các chẩn đoán và làm xét nghiệm, từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bằng các loại thuốc đặc trị diệt virus làm giảm tình trạng bệnh.

4.1. Điều trị viêm gan siêu vi cấp

Để điều trị viêm gan siêu vi cấp bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức, cố gắng giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Để làm giảm nhẹ các triệu chứng của viêm gan siêu vi cấp như mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá… Các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc đặc trị khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân.

Người bệnh cũng cần thận trọng trong việc dùng thuốc trị bệnh. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau và thuốc an thần. Vì khi bị viêm gan siêu vi chức năng gan sẽ hoạt động kém hơn bình thường, dễ dẫn đến tình trạng thuốc có thể bị tích luỹ trong máu khi đạt đến một mức nào đó sẽ gây độc.

Rượu bia chính là tác nhân gây hại cho gan. Cần hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn việc uống rượu bia nếu không muốn tình trạng nặng hơn. Khi bệnh nhân nôn ói sẽ tiến hành truyền dịch để tránh mất dịch và cần nhập viện điều trị kịp thời.

4.2. Điều trị viêm gan mạn

Để điều trị viêm gan HBV, HCV mạn cần đến các loại thuốc diệt virus. Nếu diệt được virus thành công sẽ giúp bệnh nhân tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm chuyển từ giai đoạn viêm gan sang xơ gan hoặc ung thư gan đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Đối với bệnh nhân viêm gan mạn cần tuyệt đối từ bỏ các chất kích thích như rượu bia thuốc lá. Chất kích thích sẽ khiến bệnh diễn biến xấu đi một cách nhanh chóng và khó kiểm soát.

Quá trình điều trị viêm gan siêu vi có thể phức tạp cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa bệnh nhân và bác sĩ. Quan trọng nhất là tái khám theo định kỳ để theo dõi diễn biến bệnh để có phác đồ điều trị và kiểm soát tốt nhất.

Có những trường hợp được dùng thuốc để kiểm soát bệnh, không cần phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc điều trị viêm gan siêu vi mạn cũng hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân không được chủ quan tự ý điều trị ở nhà mà cần theo dõi thường xuyên thông qua các chẩn đoán và điều trị của bác sĩ theo từng giai đoạn.

5. Phòng Bệnh Viêm Gan Siêu Vi

Hiểu rõ bệnh viêm gan siêu vi là gì và con đường lây nhiễm của virus giúp chúng ta có cách chủ động để phòng bệnh một cách tốt nhất như sau:

Hạn chế những chất béo có hại từ thực phẩm, bổ sung đầy đủ chất để phòng bệnh viêm gan

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để giúp bệnh có chuyển biến tốt:

Bên cạnh đó cần tiêm phòng vaccin đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ dù không có triệu chứng của bệnh.

Khi có những dấu hiệu viêm gan cần đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị vi gan siêu vi nếu kết quả là bạn đã mắc bệnh. Việc này giúp các bác sĩ kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Hơn hết, việc chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách khám sức khỏe định kỳ và ăn uống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version