Site icon Medplus.vn

[Chia sẻ] 15+kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn hiệu quả nhất

Nhiều bậc cha mẹ hiện nay có kế hoạch lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con, đây được xem như là một phương pháp hữu hiệu nhất để loại trừ bệnh tật. Ngoài ra, tế bào gốc cuống rốn của trẻ sơ sinh còn chữa trị được bệnh cho bố mẹ và người thân trong gia đình. Bạn đã biết những địa điểm lưu trữ tế bào gốc uy tín chưa? Kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn như thế nào để hiệu quả? Hãy cùng Medplus tìm câu trả lời qua bài viết này nhé.

1. Tại sao bạn nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn?

Lý do bạn nên đầu tư lưu trữ tế bào gốc máu rốn

Lưu trữ tế bào máu cuống rốn là điều rất cần thiết. Tế bào gốc cuống rốn được sử dụng điều trị cho hơn 80 loại bệnh khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn (tiểu đường)…

Ngoài ra, những lợi ích lưu trữ tế bào gốc khác có thể kể đến là:

2. 15 Kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

2.1. Tế bào gốc cuống rốn là gì?

Máu dây rốn/ máu cuống rốn hay máu bánh nhau là máu chảy trong tuần hoàn của thai nhi. Máu cuống rốn có chức năng cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Sau khi sinh bé, phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau của người mẹ sẽ được giữ lại, gọi là máu cuống rốn. Các y bác sĩ sẽ tách lấy tế bào gốc từ máu cuống rốn và thu lại được tế bào gốc cuống rốn.

2.2. Vì sao nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn?

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn rất cần thiết, có thể kể đến những lý do sau:

Xem thêm: 15+ lý do nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

2.3. Vì sao tế bào gốc máu rốn của trẻ sơ sinh lại quan trọng?

Tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn là những tế bào nguyên thủy hơn so với tế bào gốc được lấy từ máu ngoại vi, tủy xương. Nghĩa là tế bào gốc máu cuống rốn có độ thích ứng cao hơn, phát triển nhanh hơn và có thể tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh.

Ngoài ra, máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa nguồn dồi dào tế bào gốc tạo máu, có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi. Vì vậy, máu cuống rốn đã được ứng dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu.

Thêm vào đó, tế bào gốc có thể lấy từ 3 nguồn: máu ngoại vi, tủy xương, máu cuống rốn. Tuy nhiên việc lưu trữ tế bào gốc máu ngoại vi và tủy xương đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và tốn kém hơn nên máu cuống rốn được ưu tiên sử dụng

2.4. Xác định nhu cầu

Lợi ích của tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc cuống rốn đã được chứng minh. Tế bào gốc cuống rốn được sử dụng điều trị cho hơn 80 loại bệnh khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn (tiểu đường)… Tế bào gốc có thể chữa bệnh cho chủ nhân của tế bào đó. Ngoài ra, tế bào gốc cũng điều trị được cho gia đình và người không cùng huyết thống, chỉ cần cùng chỉ số sinh học. Vì những điều đó, lưu trữ tế bào gốc có chi phí khá cao. Do đó, trước khi quyết định làm hợp đồng lưu trữ tế bào gốc cuống rốn, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ. Kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn đầu tiên là xác định nhu cầu.

Nhu cầu lưu trữ bao nhiêu năm

Mỗi bệnh viện lưu trữ tế bào gốc sẽ có những gói lưu trữ TBG khác nhau, có gói 5 năm, 7 năm, 18 năm… Ba mẹ hãy xem xem nhu cầu của mình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con là bao lâu, sau đó đưa ra quyết định đúng nhất. Mỗi gói lưu trữ tế bào gốc sẽ có mức phí khác nhau, thông thường với những gói lưu trữ càng lâu, bạn sẽ nhận được một mức chiết khấu từ cơ sở đó.

2.5. Xem xét khả năng tài chính

Như đã nói ở trên, chi phí lưu trữ tế bào gốc là khá cao, tầm khoản từ 20.000.000 – 50.000.0000 đồng cho năm đầu tiên. Những năm tiếp theo chi phí lưu trữ sẽ từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng.

Cha mẹ cần xem xét đến khả năng tài chính của gia đình, sau đó quyết định xem có nên tham gia lưu trữ tế bào gốc không và nên đăng ký gói lưu trữ nào.

2.6. Lựa chọn cơ sở lưu trữ tế bào gốc uy tín

Một trong những kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn quan trọng nhất chính là chọn được cơ sở lưu trữ uy tín. Medplus đã tổng hợp TOP 11 cơ sở lưu trữ tế bào gốc hợp pháp và đảm bảo an toàn bên dưới, bạn có thể tham khảo các cơ sở/bệnh viện như:

1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB.

2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương.

4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze.

5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.

6. Bệnh viện truyền máu huyết học.

7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

9. Bệnh viện Từ Dũ.

10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA.

2.7. Liên hệ với trung tâm nơi bạn muốn lưu trữ tế bào gốc

Kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cần có là bạn hãy liên hệ với trung tâm lưu trữ tế bào gốc trước. Bạn có thể liên hệ bất kỳ trung tâm nào và bao nhiêu tùy ý. Bởi lưu trữ tế bào gốc là một điều quan trọng, do đó bạn cần chọn được cho mình trung tâm phù hợp nhất.

Thời điểm lý tưởng để đưa ra quyết định lưu trữ tế bào cuống rốn là thai được 15-34 tuần.

2.8. Thực hiện khám thai định kỳ và kiểm tra sức khỏe

Mẹ bầu cần thực hiển khám sức khỏe thai sản thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ thể. Đặc biệt, mẹ cần quan tâm đến kiểm tra và xét nghiệm hệ máu. Bởi lẽ lưu trữ tế bào máu cuống rốn, nên việc có một hệ máu khỏe mạnh là điều rất quan trọng.

2.9. Những giấy tờ cần mang khi làm thủ tục lưu trữ tế bào gốc

Để tham gia dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn, khi sản phụ có thai tuần ≥30 tuần sẽ đến tư vấn và hoàn thành hồ sơ tại phòng tư vấn.

Những giấy tờ mẹ bầu cần mang theo khi đến làm thủ tục lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn:

2.10. Những xét nghiệm yêu cầu

thực hiện các xét nghiệm lưu trữ tế bào gốc máu rốn

Mẹ bầu sẽ tiến hành khám sức khỏe và làm các xét nghiệm liên quan: 

-> Khi có đánh giá kết quả sức khỏe đạt yêu cầu, sản phụ sẽ tiến hành ký hợp đồng và đóng phí dịch vụ.

2.11. Điều kiện lấy mẫu lưu trữ tế bào gốc

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là rất cần thiết và phương pháp thực hiện cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện lưu trữ. Cả mẹ và bé đều cần đạt những điều kiện sau thì các bác sĩ chuyên môn mới tiến hành lấy mẫu tế bào gốc để lưu trữ:

Đối với trẻ sơ sinh

Đối với mẹ bầu

2.12. Lưu trữ tế bào gốc máu rốn có nguy hiểm không?

Máu cuống rốn được lấy từ phần dây rốn đã được cắt sau khi sinh, đồng nghĩa với việc không gây bất cứ đau đớn, khó chịu hay tổn hại nào đến mẹ và bé. Quá trình thực hiện lấy mẫu chỉ mất khoảng 3-5 phút. Do đó, mẹ không cần phải lo lắng khi quyết định lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con nhé.

2.13. Lấy mẫu và xử lý tại bệnh viện

Ngày chuyển dạ, ngay sau khi sinh, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Các bác sĩ sản khoa sẽ sử dụng kim nối vào tĩnh mạch rốn được nối với túi thu thậptrong túi có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông. Thu thập máu cuống rốn có thể thực hiện trước hoặc sau khi sổ nhau.

2.14. Chuyển đến ngân hàng lưu trữ tế bào gốc

Máu cuống rốn sau khi được thu thập sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc cuống rốn nơi mà sản phụ đăng ký lưu trữ. Các chuyên viên sẽ tiến hành các bước xử lý tiếp theo nhằm loại bỏ những thành phần thừa và tinh lọc tế bào gốc. Sau cùng, tế bào gốc cuống rốn sẽ được đưa vào phòng và lưu trữ cẩn thận.

2.15. Lưu trữ mẫu và quản lý thông tin khách hàng

Mọi thông tin về mẫu tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ và thông tin về khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối.. Ngân hàng MCR chỉ cung cấp thông tin tình trạng mẫu tế bào gốc MCR đang lưu trữ khi có yêu cầu từ khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền bằng văn bản.

3. Tổng kết

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn kinh nghiệm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn như thế nào rồi. Nếu đang có ý định lưu trữ tế bào gốc, ba mẹ hãy lưu ngay những kinh nghiệm trên để kế hoạch lưu trữ TBG được diễn ra tốt nhất nhé. Hoặc ba mẹ có thể tham khảo và đến những bệnh viện lưu trữ tế bào gốc máu rốn uy tín mà Medplus đã chi sẻ. Những chuyên viên ở đây sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

Nguồn thông tin tham khảo:

Exit mobile version