Site icon Medplus.vn

Dấu hiệu cảnh báo bị viêm mũi dị ứng bạn cần biết

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm và sưng lớp màng nhầy bên trong mũi. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và là một trong những căn bệnh tai mũi họng thường gặp nhất. Vì vậy, hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng còn gọi là sốt cỏ khô, do những triệu chứng có bệnh có đặc trưng giống như cảm lạnh nhưng bùng phát trong thời gian ngắn. Bệnh viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do người bệnh có cơ địa dị ứng với các dị nguyên trong nhà. Chủ yếu bệnh nhân thường kích ứng với phấn hoa, mạt bụi hoặc lông chó, mèo, bông sợi trong quần áo…

Mọi người thường phải đối mặt với một số dấu hiệu viêm mũi dị ứng chính như bị sổ mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục và tăng áp lực xoang. Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng gây ra phiền phức và mệt mỏi. Triệu chứng lâm sàng kể trên là hậu quả của sự giải phóng ngay lập tức những hóa chất trung gian (không hạt) của các tế bào trong niêm mạc mũi và vòm họng.

2. Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Với những nguyên nhân, triệu chứng bệnh nêu trên, vậy câu hỏi đặt ra là bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh là gì?

Trước vấn đề này, các chuyên gia Tai – Mũi – Họng khẳng định bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Một số biến chứng bệnh viêm mũi dị ứng có thể kể đến là:

– Hen suyễn

– Viêm xoang cấp tính, viêm xoang mạn tính

– Viêm họng

– Viêm tai giữa

– Viêm thanh quản

Ở mức nguy hiểm hơn, bệnh viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mắt, viêm màng não. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt khi xuất hiện những dấu hiệu kể trên.

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Viêm mũi có thể là cấp tính hoặc mãn tính, được phân thành 3 thể: viêm mũi dị ứng, viêm mũi không dị ứng và viêm mũi hỗn hợp (kết hợp giữa dị ứng và không dị ứng).

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm mũi. Nó được gây ra bởi dị ứng với môi trường và được đặc trưng bởi ngứa hoặc chảy nước mũi, hắt hơi và nghẹt mũi. Các triệu chứng dị ứng khác bao gồm:

Người bị viêm mũi dị ứng cũng có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn và bệnh chàm cao hơn, các bệnh này chủ yếu cũng có cơ địa dị ứng.

Viêm mũi dị ứng theo mùa ( sốt cỏ khô ) thường do phấn hoa trong không khí gây ra , và những bệnh nhân nhạy cảm có các triệu chứng vào thời gian cao điểm trong năm.

Viêm mũi dị ứng lâu năm , một loại viêm mũi mãn tính là một vấn đề xảy ra quanh năm và thường gây ra bởi các chất gây dị ứng trong nhà (các hạt gây dị ứng ), chẳng hạn như bụi và lông động vật ngoài phấn hoa có thể tồn tại vào thời điểm đó. Các triệu chứng có xu hướng xảy ra bất kể thời điểm nào trong năm.

4. Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

Khi nhận thấy các triệu chứng và nghi ngờ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và chữa trị sớm. Điều trị viêm mũi dị ứng cần tiến hành sớm, tránh để bệnh tiến triển thành mãn tính dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn. Bên cạnh đó, không nên tự chẩn đoán bệnh cũng như tự mua thuốc để điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện cách ly dị nguyên để quá trình chữa trị viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả cao nhất:

  • Không nên nuôi chó, mèo trong nhà vì rất có thể lông thú vật là tác nhân gây dị ứng. Nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế tiếp xúc đến chúng ở mức tối đa.
  • Định kỳ thay giặt chăn, ga, gối, nệm, kể cả vải bọc ghế, bọc nệm, nhằm hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện sinh trưởng cho một số ký sinh trùng.
  • Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh để xảy ra ẩm ướt, không cho nấm mốc phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày ít nhất 2 lần, nhất là đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, nếu có thể, nên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Cai thuốc lá, thuốc lào.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã xác định là từng gây dị ứng cho bản thân (ví dụ như hải sản).
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn (bụi trong nhà và bụi ngoài đường): Đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và lúc ra đường.

Đặc biệt, thời tiết lúc giao mùa hay thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, dễ khiến cho cơ thể bị ốm. Những người có cơ địa dị ứng, thường hay bị bệnh cần chủ động giữ ấm cơ thể: mặc ấm, quàng khăn cổ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh tắm quá khuya.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version