Site icon Medplus.vn

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thiếu máu não bạn cần biết

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho họat động của não. Đây là căn bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy giảm trí nhớ, teo não, tai biến mạch máu não… Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Thiếu mãu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng lượng máu được cung cấp đến não bị giảm sút, dẫn tới giảm khả năng cung cấp oxy và các dưỡng chất cho tế bào thần kinh. Từ đó làm ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Ở người bình thường, não bộ tiêu thụ một lượng máu rất lớn, khoảng 15% tổng lượng máu cơ thể. Nếu não bộ bị thiếu máu thì mọi hoạt động thần kinh của não sẽ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thiếu máu não

Hiện nay, chứng bệnh này đang được trẻ hóa khi nhiều người trẻ tuổi do làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực cũng mắc phải những triệu chứng tương tự. Nếu không điều trị triệt để, bệnh kéo dài và khó khăn cho điều trị sau này.

2. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thiếu máu não

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thiếu máu não rất đa dạng và thể hiện phụ thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh, thể trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh thiếu máu não:

–  Đau đầu: Đau đầu là dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết sớm bệnh thiếu máu não. Đây là triệu chứng bất cứ người bệnh thiếu máu não nào cũng gặp phải. Lúc đầu, người bệnh chỉ bị đau nhức đầu nhẹ xong chuyển sang đau dữ dội, đau lan tỏa khắp đầu nhất khi khi suy nghĩ căng thẳng hoặc khi di chuyển và thay đổi tư thế đột ngột.

– Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Người bệnh thiếu máu não rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai dù đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió. Khi thay đổi tử thế, người bệnh rất dễ gặp những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng và có thể té ngã.

– Nôn và buồn nôn: Người bị thiếu máu não thường xuyên phải đối diện với cảm giác buồn nôn và nôn ói nhiều.

– Mất ngủ: Người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thường gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa đêm và không ngủ lại được.

– Cơ thể mệt mỏi, không có tinh thần làm bất cứ công việc gì.

– Tính tình thất thường, dễ cáu gắt, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ kích động.

– Suy giảm trí nhớ: Nhanh quên, khả năng tập trung, chú ý kém, hiệu quả học tập, làm việc giảm.

– Tê bì, nhức mỏi chân tay: Người mắc bệnh thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò.

– Đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng…

3. Làm thế nào để ngăn chặn chứng thiếu máu não?

3.1. Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu ở mức bình thường

Huyết áp: 90mmHg – <140mmHg
Đường trong máu lúc đói: 3,9-6,1mmol/l, 1 giờ sau ăn 6,7-9,4 mmol/l.
Đây là điều kiện tiên quyết để ngăn chặn hiện tượng không cung cấp đủ máu cho não.

3.2. Giữ cho cột sống khỏe mạnh

Tránh kiểu ngồi làm việc trong một thời gian dài ở bàn làm việc, và không dành thời gian dài chơi điện thoại di động, thường thuyên vận động và thư giãn cổ.

3.3. Đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng

Nên thường xuyên bổ sung món kê và thực đơn cũng như các loại ngũ cốc khác. Thường xuyên ăn nhiều hơn các món rau củ quả tươi, nhiều rau lá xanh, các loại khoai, bảo đảm duy trì ăn đủ chất đạm, nên chú ý uống sữa, ăn trứng gà, thịt dê, thịt bò…
Ngoài ra, bạn nên tập cho mình thói quen ăn ít dầu mỡ, ít đường, ít muối, bao gồm các loại thức ăn chế biến sẵn có các chất này, hạn chế hoặc loại bỏ việc hút thuốc và uống rượu.

3.4. Tập thể dục thường xuyên

Điều cuối cùng, và rất quan trọng, là hãy chú ý lên kế hoạch tập thể dục hàng ngày. Bạn có thể chọn những môn vận động đơn giản và dễ thực hiện nhất như đi bộ, chạy bộ, Thái Cực Quyền, bất kỳ môn nào mà bạn cảm thấy bản thân có hứng thú và duy trì được đều là những lựa chọn tốt.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version