Site icon Medplus.vn

Đột Quỵ Ở Người Trẻ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu& Cách Phòng Tránh

Đột quỵ ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến trong những năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu thường là do thiếu máu não, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, huyết khối động mạch,…Ngoài ra còn do thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, căng thẳng,…khiến người tỉ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng cao.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Đột Quỵ Là Gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi xuất hiện những tổn thương nghiêm trọng ở não

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi xuất hiện những tổn thương nghiêm trọng ở não, do việc cung cấp máu tới não bị gián đoạn hoặc không đủ khiến cho não thiếu oxy và không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Các tế bào não có thể chết trong vòng vài phút nếu không được cung cấp máu đầy đủ và kịp thời. Cũng vì thế mà đột quỵ là một bệnh có diễn biến nhanh, thời gian càng kéo dài khiến số lượng tế bào càng chết nhiều. Người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để hạn chế ảnh hưởng tới khả năng vận động, tư duy cũng như tránh nguy cơ tử vong.

Bệnh đột quỵ được chia thành 2 loại gồm:

Là tình trạng đột quỵ do xảy ra do các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch, cản trở việc lưu thông máu lên não. Đây là loại đột quỵ phổ biến chiếm khoảng 85% những ca đột quỵ hiện nay.

Khi thành động mạch mỏng yếu hoặc có vết nứt, rò rỉ khiến mạch máu đến não bị vỡ, từ đó làm máu bị chảy ồ ạt và gây xuất huyết não. Đột quỵ do xuất huyết thường ít gặp hơn.

Một số trường hợp người bệnh cũng có thể gặp phải những cơn thiếu máu não thoáng qua. Tình trạng này xảy ra do máu cung cấp tới não bị giảm tạm thời, các triệu chứng vẫn xuất hiện nhưng thường chỉ kéo dài trong vài phút. Tuy nhiên, tuyệt đối không được chủ quan vì đó chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào.

2. Nguyên Nhân Đột Quỵ Ở Người Trẻ Hiện Nay

Đột quỵ ở người trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh đột quỵ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trung bình là những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây số lượng người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng và thường khởi phát đột ngột do một số nguyên nhân thường gồm:

Tình trạng phình động mạch não, thông động tĩnh mạch, u mạch,….dễ gây nên đột quỵ ở người trẻ.

Các bệnh lý về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, bệnh lý đông máu, bệnh van tim, huyết khối tim mạch,…

Bên cạnh những nguyên nhân chính thì còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi hiện nay như:

Không ít người trẻ hiện nay thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ. Nguyên nhân có thể do áp lực từ công việc, học tập, căng thẳng về các vấn đề xã hội, gia đình, thói quen đi ngủ muộn,…Mất ngủ với tần suất khoảng 3 lần/tuần và kéo dài trên 1 tháng có thể gây nên tình trạng mãn tính. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, chính vì thế mất ngủ có thể khiến người trẻ dễ mắc phải các bệnh lý như: tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, béo phì, rối loạn mỡ máu,…

Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ hiện nay. Nguyên nhân là do trong thuốc lá có chứa rất nhiều loại chất độc hóa học như: carbon monoxide, formaldehyde,…Khi hút thuốc, những chất này sẽ hấp thụ vào phổi, sau đó được vận chuyển vào trong máu để thay đổi và phá hủy tế bào trong cơ thể. Chính điều đó khiến cho mạch máu não bị tổn thương, vỡ xơ, gây nên tình trạng đột quỵ.

Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu lên não, mỡ máu, làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh, bệnh chảy máu não,…vô cùng nguy hiểm.

Áp lực công việc, cuộc sống,…kéo dài khiến nguy cơ mắc đột quỵ tăng cao ở người trẻ. Bởi căng thẳng, stress khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, gây nên các bệnh lý nguy hiểm người trẻ có thể mắc phải.

Người trẻ bị nhồi máu não thì chiếm khoảng 50 – 60% do rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Tình trạng này xảy ra do thói quen ăn uống đồ ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ, kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh lý mạch máu như tim mạch, đột quỵ,…

Chế độ ăn uống thiếu khoa học kèm theo thói quen lười vận động khiến người trẻ dễ rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ hiện nay.

Người trẻ thường chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe, ăn uống, tập luyện không điều độ. Kể cả khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường cũng không đi khám ngay. Đến khi tình trạng nặng mới đi khám khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, việc lắng nghe cơ thể và đi khám sức khỏe định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết.

3. Dấu Hiệu Đột Quỵ Ở Người Trẻ

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ và người lớn tuổi nhìn chung khá giống nhau. Các dấu hiệu có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng cũng có những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần cần phải lưu ý như:

4. Làm Sao Để Ngăn Ngừa Đột Quỵ?

Để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở người trẻ nói riêng và mọi độ tuổi nói chung thì bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng khoa học và điều độ là cách giúp bạn phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường,…Là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đột quỵ. Vì thế việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và điều độ là cách giúp bạn phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version