Site icon Medplus.vn

Hồng Hoa | Vị Thuốc Giúp Điều Kinh, Chữa Viêm Phổi Hay

Hồng hoa hay còn gọi là rum, hồng lam hoa, có tác dụng làm thuốc điều kinh. Chữa viêm phổi, viêm dạ dày (Hoa) hiệu quả. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu hồng hoa hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Hồng Hoa | Vị Thuốc Giúp Điều Kinh, Chữa Viêm Phổi Hay

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Hồng hoa; Rum; Hồng lam hoa

Tên khoa học: Carthamus tinctorius L.

Họ: Thuộc họ Asteraceae (Cúc)

Đặc điểm dược liệu

Cây sống hàng năm, cao 0,6 – 1m, có thể đến 1,5 m. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn.

Lá mọc so le, không cuống, hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn, dài 4-9 cm, rộng 1-3 cm, gốc tròn ôm lấy thân, đầu nhọn sắc, mép có răng không đều, dạng gai nhọn sắc, hai mặt màu xanh lục sẫm, gân giữa lồi ở mặt sau.

Cụm hoa mọc thành đầu ở ngọn thân; tổng bao gồm những lá bắc ngoài có dạng lá, hình mác, mép có gai, những lá bắc trong nhỏ hơn hình trứng, mang 5 – 7 gai ở đầu và các vảy dạng sợi mỏng, trong suốt ở vòng trong cùng; hoa màu đỏ cam đính trên đế hoa dẹt; bao hoa hình ống dạng sợi, đỉnh có 5 thùy rất hẹp; nhị 5, đính ở họng của bao hoa thành ống bao quanh nhụy; không có mào lông.

Quả bế, hình trứng, dài 5-8 mm, rộng 4-5 mm ở đỉnh có 4 cạnh lồi. Mùa hoa : tháng 6-8; mùa quả: tháng 9-10.

Bộ phận dùng

Hoa (danh pháp khoa học: Flos Carhami)

Thu hái và chế biến

Thu hái vào đầu mùa hè hàng năm, khi hoa đang nở, những cánh hoa đã chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Người dùng không nên sử dụng hoa đã rụng. Hoa vừa mới nở màu vàng không nên lấy vội, chỉ nên lấy hoa màu đỏ tươi.

Sau khi thu hái, để dược liệu ở những nơi thông thoáng, có nhiều gió và có ánh nắng cho khô. Người dùng có thể phơi dược liệu dưới bóng râm. Không nên phơi được liệu dưới trời nắng gắt hoặc để dược liệu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Điều này sẽ giúp chúng tránh bị đổi màu.

Trước khi phơi dược liệu, loại bỏ đài hoa, người dùng chỉ nên giữ lại cánh hoa sau đó gói lại từng bánh để phơi khô. Hoặc thực hiện giã nát dược liệu, vắt thành miếng bánh phơi khô. Loại này được gọi là Tiền bính. Tán hồng hoa là loại chỉ phơi khô để dùng nhưng không đóng bánh.

Phân bố

Hồng hoa được trồng rộng rãi ở nhiều nơi thuộc Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, vùng Capcase thuộc Liên Xô cũ. Gần đây, cây được du nhập sang Mỹ, Australia và một số nước châu Á.

Hồng hoa được nhập từ Đông Âu và Liên Xô trước đây vào Việt Nam khoảng cuối những năm 70. Hạt được trồng thử nghiệm ở Trại thuốc Sa Pa (Lào Cai) và Văn Điển (Hà Nội) đều có kết quả tốt. Cây trồng ở Trại thuốc Văn Điển sinh trưởng phát triển khá mạnh; chiều cao cây tới gần 2 m; ra hoa quả nhiều. Hổng hoa là cây ưa sáng và ưa ẩm. Do có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm, nên khi trồng ở Việt Nam cần tránh mùa hè. Gần đây hồng hoa mới được nhập trồng trở lại, tại Sa Pa và Đà Lạt.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Hoa hồng hoa chứa carthamin trong đó aglvcon gồm 2 đơn vị carthamidin và isocarthamidin. Ngoài carthamin còn có một số sắc tố màu vàng là saflor yellow A, sailor yellow B và saflomin A.

Hạt chứa serotobenin, N-feruloyltrvptamin và N – (p.coumaroyl) – tryptarnin.     Ngoài ra, hạt còn có luteolin, luteolin – 7 – o – p – o – glucopyranosid, p – sitosterol, p – sitosterol -3-0 – p – D – glucopyranosid, nhiều acid carboxylic: acid lauric, acid myristic, acid palmitic, acid linoleic, acid arachidic và acid oleic, 15a, 20p – dihydroxy – pregn – 4 – en – 3 – on diglucosid.

Khi hạt hồng hoa nảy mầm xuất hiện một số dẫn chất polyacetylen : 1-tridecen – 3,5,7,9 – 11 – pentayn; (11Z) – trideca – 1,11 – dien – 3,5,7,9 – tetrayn; (3Z, 11Z) – trideca – 1,3,11 – trien – 5,7,9 – triyn; (3E, 5Z, 11E) – trideca – 1,3,5,11 – tetraen – 7,9 – diyn và (3Z, 5E, 11E) – trideca – 1,3,5,11 – tetraen – 7 – 9 – diyn. Hạt chín không có các dẫn chất polyacetylen này. Trong các tế bào nuôi cấy của hồng hoa có ubiquinon 9. Hồng hoa còn có polysaccharid.

Tính vị

Tính ấm, vị cay.

Quy kinh

Qui vào 2 kinh tâm can.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Dược liệu Hồng hoa có nhiều công dụng hữu ích sau:

Theo y học cổ truyền

Dược liệu mang trong mình vị cay, tính ấm có tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh.

Dược liệu Hồng hoa chủ trị những bệnh lý sau:

Cách dùng và liều lượng

Để thử thật giả, người dùng lấy một cách hồng hoa đặt vào một chén nước ấm sẽ thấy cánh hoa đỏ như máu. Phơi từ 2 – 3 lần vẫn còn màu đỏ là tốt.

Dùng sống hoặc sắc lấy nước uống để dưỡng huyết. Mang dược liệu tẩm rượu, dùng để hoạt huyết, phá huyết.

Dùng 3 – 10 gram/ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị huyết khối ở não

Dùng 15ml Hồng hoa 50% (75 gram thuốc sống), gia vào 500ml lucoz 10%. Thực hiện truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày trong 15 ngày.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị các bệnh phụ khoa (bài thuốc 1)

Dùng 10 gram dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với 200ml rượu. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Trị đau kinh.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị các bệnh phụ khoa (bài thuốc 2)

Dùng 5 gram dược liệu, 10 gram hương phụ, 10 gram xuyên khung, 10 gram đương qui, 10 gram diên hồ sách rửa sạch với nước muối. Cho tất cả vị thuốc vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với 500ml nước lọc. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Hoặc phối hợp với rượu đương qui để uống, trị đau kinh.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị các bệnh phụ khoa (bài thuốc 3)

Dùng 3 gram dược liệu, 10 gram sơn trà, 15 gram ích mẫu thảo rửa sạch với nước muối. Cho đường đỏ vừa đủ uống. Điều trị sau sanh có máu xấu chưa ra hết.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị sưng tấy do chấn thương ngoại khoa (bài thuốc 1)

Dùng 10 gram dược liệu, 10 gram sài hồ, 10 gram đào nhân, 10 gram đương qui, 8 gram đại hoàng. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối và cho vào nồi. Thêm rượu và nước mỗi thứ một nửa. Sắc lấy nước thuốc. Uống 1 thang/ngày. Sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị sưng tấy do chấn thương ngoại khoa (bài thuốc 2)

Dùng 120 gram dược liệu, 120 gram đương qui, 120 gram đào nhân, 240 gram chi tử rửa sạch với nước muối. Mang tất cả vị thuốc phơi cho héo dưới bóng râm và tán thành bột mịn. Khi cần lấy một lượng thuốc bột vừa đủ trộn đều với giấm, đun nóng đắp tại chỗ đau. Sử dụng 1 ngày/lần cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị bệnh mạch vành

Dùng 50% dịch chích Hồng hoa hòa vào dung dịch glucoz chích tĩnh mạch. Thực hiện chích bắp hoặc nhỏ giọt dược liệu.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị loét hành tá tràng

Dùng 60 gram dược liệu, 12 quả đại táo rửa sạch với nước muối. Cho cả hai vị thuốc vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với 300ml nước lọc. Khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 150ml thì tắt bếp, lọc lấy phần nước. Thêm 60 gram mật ong nguyên chất vào thuốc, khuấy đều. Uống ngay khi còn ấm 1 lần/ngày. Ăn táo uống liền 20 thang.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị viêm da thần kinh

Dùng dịch Hồng hoa phong bế.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị các chứng đau

Mang dược liệu tươi rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Chắt lấy nước cốt, bỏ bã. Uống liên tục 3 lần.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị thối tai chảy nước vàng

Dùng 3 chỉ rưỡi hồng hoa, dùng 5 chỉ bạch phàn (phèn chi) thứ khô tán thành bột mịn. Sau khi chấm mủ cho sạch, cho thuốc bột vào lỗ tai. Trong trường hợp không có Hồng hoa tươi, có thể sử dụng cành hoặc lá của nó cũng được.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị thối tai chảy nước vàng

Dùng 1 lượng dược liệu chia thành 4 phần bằng nhau. Dùng một bát rượu nấu cho sôi. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng bài thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị cổ họng sưng tắc nghẹt

Mang dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Chắt lấy nước cốt, bỏ bã. Uống 1 – 2 lần/ngày. Hoặc sắc thuốc cùng với 500ml nước lọc. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng từ 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị trong ngực buồn bực, huyễn vựng sau khi sinh

Dùng 1 lượng dược liệu rửa sạch, phơi khô, tán bột, sắc thuốc với rượu để uống. Trong trường hợp cấm khẩu, cậy răng đổ thuốc vào, gia thêm một ít đồng tiện. Nếu chưa khỏi thì đổ tiếp.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị nghẹn ăn không được

Hái thứ đầu Hồng hoa vào mồng 5 tháng 5 (tết Đoan Ngọ) tẩm với rượu và giấm sấy khô. Đối với huyết kiệt coi cục nào như quả dưa, liều lượng 2 thứ bằng nhau tán thành bột. Mang thuốc bột trộn cùng với giấm rượu. Sau cùng mang đi chưng cách thủy và nuốt dần khi thuốc còn đang nóng.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị có thai nóng quá dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ

Mang dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với một ít đồng tiện nóng. Uống 1 thang/ngày.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị phụ nữ có kinh nguyệt không thông sinh ra đau bụng, ứ huyết tích lại thành khối cục gây đau đớn

Dùng khoảng 3 – 4 lượng thuốc gồm Hồng hoa, đương quy, ngưu tất, diên hồ sách, sinh địa, ích mẫu, xích thược, xuyên khung. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối và cho vào nồi. Thêm 2 tô rưỡi nước lọc vào cùng và thực hiện sắc kỹ. Chắt lấy phần nước thuốc và chia thành 3 lần uống nóng trong ngày. Hoặc mang tất cả vị thuốc tán thành bột mịn. Mang bột thuốc luyện với mật làm hồ viên lớn bằng hạt long nhãn. Uống 10 viên/lần/ngày cùng với rượu hoặc nước sôi.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị thối tai

Dùng 5 gram dược liệu, 5 gram bạc hà và nước cốt của lá kim ty hà diệp. Cho vào các vị thuốc một ít phèn chua, sau đó tán thành bột nhỏ và thổi vào tai.

Bài thuốc từ Hồng hoa phòng ngừa bệnh đậu mùa, giữ cho đậu khỏi chạy vào mắt

Dùng Yên chi (thứ được chế từ Hồng hoa). Khi mới khỏi lên đậu, dùng thuốc bôi và xoa đều lên vùng trên mí mắt, đuôi mắt và trung quanh mắt.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị bệnh đậu mùa, đậu mộc, đậu đinh

Dùng dược liệu, trân châu, băng phiến với liều lượng bằng nhau. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, phơi khô, tán thành bột mịn. Sau khi khảy cho ra máu độc, thoa thuốc lên. Dùng gạc băng cố định.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị thống kinh

Dùng 1 chỉ 5 dược liệu, 3 chỉ đương qui, 1 chỉ xuyên khung, 3 chỉ diên hồ sách, 3 chỉ hương phụ. Sau khi rửa sạch các vị thuốc, cho vào nồi và sắc lấy nước uống. Hoặc uống thuốc kết hợp với rượu đương qui. Uống trước khi có kinh.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị hành kinh đau bụng

Dùng 3 chỉ dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với 200ml rượu. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị đau tại chỗ do chấn thương

Dùng 3 chỉ dược liệu, 3 chỉ đương qui, 3 chỉ đào nhân, 3 chỉ sài hồ, 2 chỉ đại hoàng. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối và cho vào nồi. Thêm rượu và nước mỗi thứ một nửa. Sắc lấy nước uống 1 thang/ngày. Sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị ban sởi màu không hồng sáng, sưng tấy, sởi khó mọc ra

Dùng 1 chỉ 5 dược liệu, 1 chỉ 5 hoàng liên, 2 chỉ đương qui, 3 chỉ từ hảo, 3 chỉ liên kiều, 3 chỉ đại thanh diệp, 3 chỉ ngựa bàng tử, 8 phân cam thảo, 3 chỉ cát căn. Sau khi rửa sạch các vị thuốc, cho vào nồi cùng với 1 lít nước lọc và sắc lấy nước uống. Sử dụng 1 thang/ngày.

Bài thuốc từ Hồng hoa điều trị sưng tấy do té ngã hoặc chấn thương

Dùng 4 lượng dược liệu, 4 lượng đương quy vĩ, 4 lượng đào nhân, 8 lượng chi tử rửa sạch với muối. Mang tất cả vị thuốc phơi cho héo dưới bóng râm và tán thành bột mịn. Khi cần, lấy một lượng thuốc bột vừa đủ trộn đều với giấm, đun nóng đắp tại chỗ đau. Chia thuốc ra để đắp dần.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng hồng hoa cần lưu ý:

Hồng Hoa | Vị Thuốc Giúp Điều Kinh, Chữa Viêm Phổi Hay

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version