Hắc chi ma hay còn gọi là hạt vừng đen, có tác dụng giúp tư bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông sữa . Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu hắc chi ma hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Hắc chi ma; Hạt vừng đen
Tên khoa học: Semen Sesami
Họ: Thuộc họ Vừng (Pedaliaceae)
Đặc điểm dược liệu
Hắc chi ma vừa là cây lương thực vừa là cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có lông mềm, cao 60 – 100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ. Hoa tháng 5-9, quả tháng 7-9.
Bộ phận dùng
Hạt vừng màu đen – Semen Sesami Nigrum, thường gọi là Hắc chi ma.
Thu hái và chế biến
Thu hái cây Hắc chi ma vào tháng 6 – 8. Cắt toàn cây, phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép lấy dầu vừng.
Phân bố
Cây Hắc chi ma của Á châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi lấy quả.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Trong hắc chi ma có 22% protein, 5% tro (trong đó có 1,7 mg đồng) 1% canxi oxalat, 6,3-8,8% chất không có nitơ có các chất: sesamin, sesamolin, sesamol, pedaliin planteose, không có nitơ có các chất: sesamin, sesamolin, sesamol, pedaliin planteose, 1,7% phần không xà phòng hóa; khoảng 1% lexitin. Trong dầu có chất sesamin với tỷ lệ chừng 0,25-1% và chất sesamol là một phenol, chừng 0,1%.
Dầu Hắc chi ma làm từ vừng đen; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hòa. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hòa; dầu vừng ít acid béo bão hòa, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3.
Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dừa, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi, trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung tóe dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết của các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.
Tính vị
Chưa có dữ liệu nghiên cứu.
Quy kinh
Chưa có dữ liệu nghiên cứu.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
- Thoa dầu mè lên vùng da có tác dụng chống viêm và hạn chế kích thích.
- Mè có tác dụng giảm cholesterol trong máu và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.
- Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón…
- Tác dụng hạ huyết áp: Các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin E, magie và chất chống oxy hóa trong vừng có tác dụng làm sạch mạch máu và duy trì huyết áp ở mức ổn định.
- Tác dụng bảo vệ sức khỏe xương khớp: Hàm lượng canxi, kẽm, mangan và magie trong mè có tác dụng nuôi dưỡng xương khớp.
- Vừng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng viêm, kiểm soát béo phì và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, thận…
- Vitamin B6, sắt và đồng trong hạt mè có tác dụng cung cấp oxy và tái tạo hồng cầu.
- Chất béo lành mạnh, pinoresinol và các thành phần chống oxy hóa trong hạt mè có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.
- Ngoài ra mè còn cung cấp cho cơ thể các vi chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, đồng, selen, kẽm, vitamin E và vitamin B6,… có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
- Hàm lượng selen trong hạt mè có tác dụng kích thích hormone tuyến giáp và hỗ trợ điều trị bệnh suy giáp.
- Phytoestrogen trong hạt vừng có tác dụng tương tự hormone estrogen trong cơ thể nữ giới. Vì vậy bổ sung vừng có thể giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh như bốc hỏa, da khô sạm, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ…
Theo y học cổ truyền
- Tác dụng: Dưỡng huyết, nhuận tràng, tăng khí lực, mạnh cơ bắp, bổ ích tinh tủy, bổ ích can thận, khu phong, bổ ngũ tạng, minh mục…
- Thành phần dinh dưỡng giữa vừng đen và vừng trắng không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên kinh nghiệm sử dụng từ dân gian cho thấy vừng đen có tác dụng bổ thận mạnh hơn vừng trắng.
- Chủ trị: Vừng được sử dụng để điều trị chứng táo bón, tiêu hóa kém, thị lực giảm, đau nhức xương khớp, thiếu sữa, sưng vú, mụn nhọt…
Cách dùng và liều lượng
Cách dùng và liều dùng: Tùy vào căn bệnh và bài thuốc trị bệnh
3. Bài thuốc chữa bệnh
Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc
Hắc chi ma 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.
Chữa đầy chướng bụng
(Người bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy Hắc chi ma giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.
Chữa sản phụ thiếu sữa
Bài 1: Lấy 30g Hắc chi ma giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Bài 2: Hắc chi ma 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Chữa viêm mũi mạn tính
Lấy một ít dầu Hắc chi ma đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi. Dùng sau 2 tuần sẽ khỏi bệnh.
Chữa chân tay đau buốt hơi thũng
Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa: lấy 40g hạt vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần và khỏi.
Chữa táo bón
Bài 1: Hắc chi ma 200g, hà thủ ô đỏ, kỷ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 2: Hắc chi ma, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng Hắc chi ma cần lưu ý:
- Người âm suy, cơ thể khô ráo nên thận trọng khi dùng các bài thuốc từ vừng.
- Cách chữa viêm đại tràng bằng vừng đen chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng. Vì vậy, bệnh nhân nên kết hợp với thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trong những trường hợp cần thiết.
- Nếu không tìm được vừng đen, có thể thay thế bằng vừng trắng. Tuy nhiên theo ghi chép từ y học cổ truyền, vừng trắng có dược tính kém hơn so với vừng đen.
- Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng vừng đen có hiệu quả khá chậm. Do đó, cần áp dụng đều đặn trong thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
- Người bị viêm đại tràng cấp (đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn ói,…) cần đến bệnh viện để được xử lý sớm. Trong một số trường hợp, viêm đại tràng cấp tính có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, trụy tim mạch và dẫn đến tử vong.
- Vừng đen là một trong những loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Vì vậy, người có tiền sử dị ứng với các loại hạt và đậu nên thận trọng khi sử dụng bài thuốc từ nguyên liệu này.
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: