Site icon Medplus.vn

Khi nào nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn? Tế bào gốc cuống rốn có lợi gì

Lưu trữ tế bào gốc là một trong những biện pháp giúp chữa bị bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Các nghiên cứu đã chứng minh tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc cuống rốn, có khả năng điều trị thành công hơn 80 bệnh lý. Vậy lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn ở đâu tốt? Khi nào nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn? Hãy cùng Medplus tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới đây ngay nhé!

1. Lưu trữ tế bào gốc máu rốn ở đâu tốt?

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ở đâu tốt, uy tín và an toàn

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Khả năng trị bệnh của tế bào gốc cũng được chứng minh. Để phục vụ nhu cầu bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế đã đầu tư những trang thiết bị lưu trữ tế bào gốc. Ngoài ra, họ cũng liên kết với các ngân hàng mô hay ngân hàng tế bào gốc để nâng cao dịch vụ khách hàng. Dưới đây là danh sách những trung tâm lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tốt và uy tín nhất hiện nay:

1. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc FSCB.

2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

3. Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Nhi Trung ương.

4. Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Medeze.

5. Ngân hàng tế bào gốc MekoStem.

6. Bệnh viện truyền máu huyết học.

7. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

8. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

9. Bệnh viện Từ Dũ.

10. Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

11. Bệnh Viện Quốc Tế DNA.

2. Khi nào nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Khi nào nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Tế bào gốc cuống rốn nên được lưu trữ ngay sau khi bé sinh ra. Tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn là những tế bào nguyên thủy nhất. Nó có nghĩa là tế bào gốc máu cuống rốn có độ thích ứng cao hơn, phát triển nhanh hơn và có thể tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh. Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn ngay sau khi sinh em bé sẽ đảm bảo TBG không bị lẫn tạp chất hay nhiễm ảnh hưởng gì từ môi trường xung quanh.

Ngày chuyển dạ, ngay sau khi sinh, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Các bác sĩ sản khoa sẽ sử dụng kim nối vào tĩnh mạch rốn được nối với túi thu thậptrong túi có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông. Thu thập máu cuống rốn có thể thực hiện trước hoặc sau khi sổ nhau.

Máu cuống rốn sẽ được thu thập, xử lý, kiểm tra chất lượng và lưu trữ lại. Sau này, nếu chủ nhân của cuống rốn đó cần đến thì tế bào gốc cuống rốn này sẽ được lấy ra dùng.

Xem thêm:

3. Tại sao bạn nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn?

Lý do bạn nên đầu tư lưu trữ tế bào gốc máu rốn

Lưu trữ tế bào máu cuống rốn là điều rất cần thiết. Tế bào gốc cuống rốn được sử dụng điều trị cho hơn 80 loại bệnh khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn (tiểu đường)…

Ngoài ra, những lợi ích lưu trữ tế bào gốc khác có thể kể đến là:

4. Tổng kết

Bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi khi nào nên lưu trữ tế bào gốc cuống rốn rồi. Tế bào gốc máu rốn nên được lưu trữ ngay sau khi bé sinh ra để đảm bảo TBG không bị lẫn tạp chất hay nhiễm ảnh hưởng gì từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, lợi ích của TBG trong điều trị bệnh là rất lớn. Nếu bạn có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc cuống rốn, hãy tham khảo danh sách những cơ sở lưu trữ TBGMedplus đã gợi ý trên nhé.

Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

Nguồn thông tin tham khảo:

Exit mobile version