Site icon Medplus.vn

Axit oleic: 8 lợi ích hàng đầu của loại chất béo lành mạnh

Lợi ích của axit oleic

Lợi ích của axit oleic

Axit oleic là một axit béo omega-9 có trong tự nhiên và hầu hết các tế bào của chúng ta. Nhiều lợi ích của loại axit béo này được biết đến như khả năng tăng cường sức khỏe của tim và của não bộ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc rõ hơn về tác dụng của axit oleic mà không phải ai cũng biết.

Axit oleic là gì?

Lợi ích của axit oleic

Axit oleic là một axit béo không bão hòa đơn. Nó được sản sinh tự nhiên trong chất béo và dầu của cả động vật và thực vật. Loại axit này thường không mùi, không màu và không vị.

Về mặt khoa học, axit oleic là một axit béo omega-9 không bão hòa đơn. Các nguyên tử tạo nên axit oleic có công thức CH3 (CH2) 7CH = CH (CH2) 7COOH. Và nó là một phần của nhóm axit cacboxylic. Axit oleic được gọi là chất béo omega-9 vì nó có liên kết đôi carbon-carbon ở liên kết thứ chín từ đầu methyl của axit béo.

Các tế bào của cơ thể cần có axit oleic để có tính lưu động màng thích hợp. Điều này giúp đảm bảo màng tế bào có một lớp đủ dày. Lớp màng dày được coi là quan trọng để chống lại mầm bệnh, vận chuyển khoáng chất. Đồng thời, lớp màng này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các hormone. Axit oleic cũng đóng vai trò là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của chúng ta. Nó được sử dụng để sản xuất và sinh tổng hợp nhiều chất chuyển hóa thiết yếu.

1. Giảm huyết áp

Một trong những lợi ích nổi tiếng của dầu ô liu là khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp của dầu ô liu là do hàm lượng axit oleic cao của nó. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đó là việc tiêu thụ axit oleic điều chỉnh cấu trúc lipid màng, điều khiển tín hiệu qua trung gian protein G và gây ra sự điều hòa huyết áp. Vì vậy, hàm lượng axit oleic cao chịu trách nhiệm về tác dụng giảm huyết áp của việc tiêu thụ dầu ô liu.

2. Giảm cholesterol

Nếu bạn đang tìm cách thêm thực phẩm giảm cholesterol vào chế độ ăn uống của bạn, hãy thêm các loại hạt và dầu có nhiều axit oleic. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi so sánh với các loại chế độ ăn giàu chất béo lành mạnh khác, chế độ ăn giàu chất oleic có tác dụng giảm cholesterol hiệu quả hơn. Đồng thời, axit oleic giúp  duy trì mức cholesterol HDL và giảm triglyceride.

3. Thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo

Tiêu thụ các loại chất béo lành mạnh là một yếu tố quan trọng trong việc giảm cân và giữ cân. Loại chất béo như axit oleic giúp kiểm soát lượng insulin dư thừa. Do đó, nó được xem là một phương thức hữu hiệu để giảm cân. Thêm vào đó, thêm chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn giúp giảm cơn đói và thèm ăn.

4. Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng tiền tiểu đường hoặc bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn có thể thêm nhiều axit oleic vào chế độ ăn uống của mình. Nghiên cứu cho rằng axit oleic (chất béo không bão hòa đơn) có tác dụng tích cực đối với độ nhạy insulin và bệnh tiểu đường loại 2.

Điều này là do chức năng chống viêm của axit và khả năng ngăn chặn hoạt động của con đường truyền tín hiệu insulin. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ axit oleic có thể giúp điều chỉnh lượng insulin được giải phóng để thúc đẩy sự hấp thu glucose từ máu của bạn.

5. Thúc đẩy chức năng não

Nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan hệ nghịch đảo giữa việc tiêu thụ axit béo không bão hòa đơn và suy giảm nhận thức. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology của Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ đã đánh giá mức độ dân số cao tuổi ở miền Nam nước Ý tăng là do chế độ ăn có nhiều axit béo không bão hòa đơn như dầu ô liu. Những chất béo lành mạnh dường như là bảo vệ chống lại suy giảm nhận thức do tuổi tác. Đồng thời, nó còn có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh về thần kinh như bệnh Alzheimer.

6. Ngăn ngừa viêm loét đại tràng

Cùng với axit béo omega-3, nghiên cứu cho thấy axit oleic cũng có tác dụng trong việc điều trị viêm loét đại tràng. Một nghiên cứu với hơn 25,000 đàn ông và phụ nữ trưởng thành sống ở Anh đã đánh giá mối quan hệ giữa việc ăn các thực phẩm có chứa axit oleic và sự phát triển của viêm loét đại tràng.

Những người tham gia này đã được theo dõi cho đến tháng 6 năm 2004. Kết quả cuối cùng được công bố trên Tạp chí Khoa học Tiêu hóa & Gan mật Châu Âu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tiêu thụ axit béo omega-6 cao hơn có liên quan tích cực đến sự phát triển của viêm loét đại tràng, trong khi tiêu thụ axit oleic cao hơn giúp kìm hãm sự phát triển của viêm loét đại tràng.

7. Tăng cường hệ miễn dịch

Bạn có biết rằng axit oleic có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng loại axit này có tính chất kháng khuẩn và ngăn ngừa các loại virus gây bệnh. Tiêu thụ axit oleic giúp ngăn chặn nhiễm trùng huyết. Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập liên tiếp vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của nó. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của việc bổ sung axit oleic trên chuột bị nhiễm trùng huyết. Họ thấy rằng chúng đã cải thiện các triệu chứng lâm sàng, có tỷ lệ sống sót tăng, không bị tổn thương gan và thận. Và axit béo không ester hóa trong huyết tương của chúng có dấu hiệu giảm đáng kể.

8. Giúp chống ung thư

Axit oleic là một chất chống oxy hóa ngăn ngừa stress oxy hóa dẫn đến một số bệnh nguy hiểm bao gồm cả ung thư. Nghiên cứu cho thấy axit này có tác dụng có lợi trong quá trình ung thư. Điều này là do nó đóng vai trò trong việc kích hoạt các con đường nội bào khác nhau có liên quan đến sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo một đánh giá khoa học được thực hiện ở Tây Ban Nha, axit oleic đã được chứng minh là gây ra apoptosis (chết tế bào) trong các tế bào ung thư. Điều đó có nghĩa là thực phẩm chứa axit béo lành mạnh này có thể là nguồn thực phẩm chống lại các dấu hiệu ung thư đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của chúng ta.

Các nguồn thực phẩm giàu axit oleic

Dưới đây là danh sách 20 loại thực phẩm hàng đầu có nhiều loại axit béo này. Đồng thời, tỷ lệ phần trăm của axit tạo nên tổng hàm lượng chất béo cũng được liệt kê như sau:

  1. Dầu ô liu: 80 phần trăm
  2. Dầu hạnh nhân: 80 phần trăm
  3. Hạt phỉ: 79 phần trăm
  4. Dầu hạt mơ: 70 phần trăm
  5. Dầu bơ : 65 phần trăm đến 70 phần trăm
  6. Hồ đào pecan: 65 phần trăm
  7. Hạnh nhân: 62 phần trăm
  8. Hạt macca: 60 phần trăm
  9. Hạt điều: 60 phần trăm
  10. Pho mát: 58 phần trăm
  11. Thịt bò: 51 phần trăm
  12. Dầu emu : 48 phần trăm
  13. Trứng: 45 phần trăm đến 48 phần trăm
  14. Dầu argan: 45 phần trăm
  15. Dầu mè: 39 phần trăm
  16. Sữa: 20 phần trăm
  17. Dầu hướng dương: 20 phần trăm
  18. Thịt gà: 17 phần trăm
  19. Dầu hạt nho : 16 phần trăm

Kết luận

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version