Site icon Medplus.vn

Carnosine là gì? 4 tác dụng điển hình của carnosine

Lợi ích của carnosine

Lợi ích của carnosine

Carnosine là một chất chống oxy hóa tự nhiên được tạo thành từ hai axit amin. Một trong những chức năng quan trọng của nó là hoạt động như một người máy giúp quét và tiêu diệt các gốc tự do.

Ngoài các đặc tính chống oxy hóa ấn tượng, carnosine còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa enzyme và lượng canxi thích hợp.

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc tác dụng của carnosine cụ thể là gì? Chúng ta cần phải lưu ý điều gì khi sử dụng loại chất này? Bài viết sau đây chắc chắn sẽ làm rõ những thắc mắc của bạn.

Thông tin chung về carnosine

Lợi ích của carnosine

Trong cơ thể con người, nồng độ của Carnosine tập trung nhiều nhất trong các mô cơ. Vì nó được tìm thấy ở nồng độ cao trong cơ bắp, đôi khi nó được gọi là Carnosine cơ. Tuy nhiên, nó cũng có thể được tìm thấy trong các mô não, tim và nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Carnosine được tổng hợp trong cơ xương từ các axit amin histidine và beta-alanine. Vì vậy, cơ thể tạo ra Carnosine. Và nó cũng có thể được dung nạp thông qua chế độ ăn uống.

Lợi ích tiềm năng

Cho đến nay, một số nghiên cứu cho thấy L-Carnosine có thể hữu ích cho các mối quan tâm về sức khỏe sau đây:

1. Bệnh mãn tính như tiểu đường

Carnosine có tiềm năng đầy hứa hẹn trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và thoái hóa thần kinh thông qua việc chống viêm. Điều này là nhờ khả năng chống oxy hóa của chúng.

Một thử nghiệm lâm sàng được công bố vào năm 2016 đã đánh giá hiệu quả của việc bổ sung carnosine cho 30 người không mắc bệnh tiểu đường, những người thừa cân hoặc béo phì. Một nửa số đối tượng dùng 2 gram carnosine mỗi ngày và nửa còn lại dùng giả dược trong thời gian 12 tuần.

Kết quả cho thấy đối tượng sử dụng carnosine đã cải thiện tình trạng kháng insulin. Đồng thời, họ cũng giảm mức glucose thấp hơn so với người dùng giả dược. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã kết luận, việc bổ sung carnosine có thể là một liệu pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

2. Bệnh Alzheimer

Các nghiên cứu trên động vật và phòng thí nghiệm đã chỉ ra khả năng của carnosine làm giảm sự tích tụ beta amyloid. Đây là thành phần chính của mảng bám được tìm thấy trong não bệnh nhân Alzheimer.

Một thử nghiệm lâm sàng khác đã cho những người cao tuổi khỏe mạnh sử dụng chất bổ sung có chứa carnosine cũng như anserine. Kết quả cho thấy họ đã cải thiện lưu lượng máu não liên quan đến tuổi tác. Triệu chứng thiếu máu não lên não thường xảy ra ở bệnh nhân Alzheimer. Sau 3 tháng bổ sung, 39 tình nguyện viên cao tuổi khỏe mạnh trong độ tuổi từ 60-78 tuổi cũng chứng kiến ​​sự cải thiện về trí nhớ theo từng giai đoạn.

3. Đục thủy tinh thể

Một nghiên cứu ngẫu nhiên có 26 bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt 1% n-acetylcarnosine (NAC) 2 lần mỗi ngày . Trong khi 13 bệnh nhân trong nhóm đối chứng được dùng thuốc nhỏ mắt giả dược. Cũng có 10 bệnh nhân  không nhận được bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào.

Sau 6 tháng, 90% mắt được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt NAC đã cải thiện 7 đến 100% khả năng thị giác. 88,9% trong nhóm đã chứng minh sự cải thiện 27 đến 100% độ nhạy với ánh sáng chói.

4. Rối loạn tiêu hóa

Polaprezinc là một phức chất sinh học bao gồm kẽm và L-Carnosine được cho là có khả năng bảo vệ dạ dày, chống oxy hóa, chống loét và chống viêm. Uống bổ sung polaprezinc giúp làm tăng sự biểu hiện của một số enzyme chống oxy hóa có lợi. Các loại enzyme này bao gồm superoxide effutase, heme oxyas, glutathione S-transferase, glutathione peroxidase và peroxidredoxin-1 trong niêm mạc dạ dày.

Tác dụng phụ

Carnosine thường cho là an toàn khi dùng trong thời gian ngắn. Chúng cũng rất an toàn khi được sử dụng ngoài da. Tuy nhiên, có thể có các tác dụng phụ hiếm gặp, bao gồm phát ban, ngứa, khô miệng, thay đổi khẩu vị, cảm giác mệt mỏi.

Các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể bao gồm giảm các tế bào bạch cầu, rối loạn hệ thống tiêu hóa và thiếu máu nguyên hồng cầu. Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm khó tiêu và buồn nôn.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại bổ sung carnosine nào nếu bạn đang mang thai, cho con bú. Đặc biệt, hết sức lưu ý khi bạn đang dùng các loại thuốc đặc trị. Thông thường không nên cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên sử dụng chất bổ sung này.

Kết luận

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version