Site icon Medplus.vn

Enzyme trypsin và những lợi ích sức khỏe ấn tượng

Lợi ích của trypsin

Lợi ích của trypsin

Bạn có biết quá trình phân giải protein trong cơ thế chúng ta đòi hỏi trypsin, một loại enzyme do tuyến tụy tiết ra và hoạt động để phá vỡ các chuỗi protein dài thành các phần nhỏ hơn. Chúng ta cần quá trình này diễn ra để duy trì sức khỏe của hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, trao đổi chất và tim mạch.

Đó là lý do tại sao chúng ta thường thấy các chất bổ sung enzyme tiêu hóa có chứa trypsin trở nên phổ biến. Đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc các vấn đề với sức khỏe tuyến tụy, việc bổ sung trypsin có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin cụ thể hơn về tác dụng của trypsin.

Trypsin là gì?

Lợi ích của trypsin

Trypsin là một enzyme phân giải protein được sản xuất trong tuyến tụy. Enzyme này hoạt động như chất xúc tác làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa. Chúng giúp phân hủy protein thành axit amin. Đây là một phần quan trọng của quá trình tiêu hóa.

Đầu tiên, một dạng trypsin không hoạt động, được gọi là trypsinogen, được sản xuất trong tuyến tụy. Sau đó, zymogen trypsinogen đi vào ruột non và được chuyển đổi thành trypsin hoạt động. Ở dạng hoạt động, nó hoạt động với hai loại proteinase tiêu hóa khác là chymotrypsin và pepsin để phá vỡ các protein có trong thực phẩm thành peptide và axit amin. Trypsin tách riêng với arginine và lysine, và sự phân cắt trypsin xảy ra trong chuỗi polypeptide.

Tại sao các enzyme phân giải protein rất quan trọng? Khi chúng ta không sản xuất đủ trypsin và các enzyme protease khác, protein từ thực phẩm chúng ta ăn không bị phân hủy đúng cách. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thống tiêu hóa, trao đổi chất và sức khỏe miễn dịch.

4 lợi ích hàng đầu của trypsin

1. Cải thiện viêm xương khớp

Trypsin có thể được dùng kết hợp với bromelain và rutin để cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp hoặc bệnh thoái hóa khớ .

Một nghiên cứu ngẫu nhiên được tiến hành tại Bệnh viện Mayo của Đại học Y khoa Pakistan Edward cho thấy khi các enzyme trypsin phân giải protein và bioflavonoid, được sử dụng bởi các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối và khớp háng, lợi ích của chúng mang lại tương đương với những thuốc chống viêm đặc trị không steroid (NSAID) diclofenac.

2. Hỗ trợ tiêu hóa

Nhiệm vụ của trypsin và các enzyme protease khác là phá vỡ protein trong thực phẩm chúng ta ăn và chuyển chúng thành peptide và sau đó là axit amin. Nếu bạn không sản xuất đủ enzyme này hoặc các enzyme khác, bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn, như đầy hơi, khó tiêu và đau bụng.

3. Cải thiện chữa lành vết thương và sửa chữa mô

Trypsin, được sử dụng kết hợp với chymotrypsin, có thể được bôi trực tiếp lên da để giúp loại bỏ mô chết khỏi vết thương và đẩy nhanh quá trình chữa lành. Hai enzyme hoạt động để giảm các triệu chứng viêm và thúc đẩy phục hồi nhanh hơn các tổn thương mô cấp tính, theo nghiên cứu của Ấn Độ được công bố trên Advances in Treatment.

Trypsin cũng có thể được sử dụng chữa loét miệng. Nghiên cứu của Khoa Thực hành Dược tại Đại học Dược Nam Carolina cho thấy sử dụng một loại thuốc xịt có chứa trypsin, nhựa thơm Peru và dầu thầu dầu sẽ thúc đẩy quá trình làm lành mô trong vết loét niêm mạc miệng..

4. Hỗ trợ chức năng miễn dịch

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy trypsin và các enzyme phân giải protein khác, như bromelain, papain và chymotrypsin, là những chất điều chỉnh và điều biến thiết yếu của phản ứng viêm của cơ thể. Chúng giúp giảm sưng màng nhầy, giảm tính thấm mao mạch và làm tiêu tan fibrin gây ra cục máu đông.

Những enzyme này có tác dụng làm suy giảm các phức hợp gây bệnh bao gồm một kháng nguyên liên kết với một kháng thể. Đây là một phần hoàn toàn bình thường của phản ứng miễn dịch. Nhưng khi những phức hợp này xảy ra quá mức, nó có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận, khớp, và thần kinh.

Nguồn thực phẩm giàu trypsin

Trypsin được sản xuất trong tuyến tụy của người và động vật. Để bổ sung loại enzyme này, nó thường được chiết xuất từ ​​các loại động vật như heo và bò. Các chất bổ sung thường chứa hỗn hợp các enzyme phân giải protein, bao gồm trypsin, chymotrypsin, bromelain và papain. Lượng trypsin có trong các chất bổ sung enzyme tiêu hóa sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm. Trypsin cũng có trong hầu hết các sản phẩm có chứa ngũ cốc, như bánh mì, kiều mạch, và các loại đậu, như đậu xanh, đậu nành và đậu lima.

Kết luận

Nguồn tham khảo:

 

Exit mobile version