Site icon Medplus.vn

Ngại gì không thử làm bánh mochi khoai lang tím đãi cả nhà

Bánh mochi khoai lang tím

Bánh mochi khoai lang tím

Bánh mochi vốn là loại bánh truyền thống của người Nhật, không chỉ để dùng ăn hàng ngày mà đây còn là vật phẩm dâng lên thần linh có ý nghĩa mang lại may mắn. Loại bánh này đa dạng về nguyên liệu và hương vị, rất thân thiện với người ăn chay. Có một vài kiểu bánh mochi nổi bật như: bánh mochi kem, bánh mochi trà xanh, bánh mochi giọt nước… và tất nhiên không thể bỏ qua bánh mochi khoai lang tím nhỏ tròn, dẻo dẻo bên ngoài, ngọt bùi bên trong, với sắc tím bắt mắt. Nếu cũng thấy thích thú với món bánh này, đừng ngại ngần vào bếp với Medplus hôm nay nhé!

 

Thử làm bánh mochi khoai lang tím đãi cả nhà

1. Nguyên liệu cần thiết làm bánh mochi khoai lang tím

2. Mẹo mua khoai lang tím ngon ngọt, không bị sùng

3. Các bước làm bánh mochi khoai lang tím

  • Cho tất cả các nguyên liệu (trừ nhân đậu đỏ và bột bánh dẻo) vào tô trộn đều, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô bột. Cho tô bột vào nồi hấp khoảng 20 phút là bột chín.
  • Bột hấp chín lấy ra nhào qua rồi chia bột thành từng viên nhỏ.
  • Ấn dẹt viên bột gạo nếp khoai lang rồi cho 1 viên nhỏ nhân đậu đỏ vào rồi bọc kín lại.
  • Lăn bánh mochi khoai lang qua bột bánh dẻo để bột báng dẻo phủ đều chiếc bánh là xong.
Cách làm bánh mochi khoai lang tím

5. Những lưu ý khi sử dụng khoai lang

  • Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
  • Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có tác dụng tối đa.
  • Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
  • Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
  • Những người bị bệnh thận thì không nên ăn rau lang nhiều bởi loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ.
  • Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

6. Cách bảo quản khoai lang tươi trong 2 tuần

  • Nếu muốn bảo quản khoai lang trong thời gian ngắn thì các chị em có thể áp dụng cách bảo quản khoai lang không mọc mầm với những túi giấy và cất trong hộp, để ở ngoài trời, không cần phải cất trong tủ lạnh phức tạp. Túi giấy đủ độ thông thoáng sẽ tránh cho khoai lang bị thối rữa, cũng tránh tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài khiến khoai lang bị khô héo, bầm tím.
  • Cụ thể là lấy giấy báo bọc bên ngoài từng củ khoai lang, sau đó lại cất những củ khoai lang đã bọc cẩn thận vào trong một hộp giấy to nữa. Để hộp ở nơi ít ánh sáng, khô thoáng. Bằng cách này, khoai lang sẽ được bảo quản trong 1-2 tuần mà không bị hỏng vẫn tươi, không khô héo và hư thối đâu chị em nhé.

Chỉ với mấy bước cơ bản bạn đã có được những chiếc bánh mochi khoai lang tím nhỏ nhỏ, xinh xinh, mềm mịn, dẻo dai. Cắn một miếng vị ngọt và  hương thơm cùng hòa quyện sẽ khiến cả nhà bạn thích mê. Ngoài ra, để không bỏ lỡ nhiều tips nấu ăn ngon, bạn nhớ cập nhật Medplus thường xuyên nhé!

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:

Nguồn: Tổng hợp

Ngại gì không thử làm bánh mochi khoai lang tím đãi cả nhà

Serves: 2 người
Level: 2
Exit mobile version