Site icon Medplus.vn

Ngũ Gia Bì Hương | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Ngũ gia bì hương được phát hiện lần đầu tiên ở Phó Bảng, tỉnh Hà Giang năm 1969 do các nhà thực vật học Liên Xô và Việt Nam (trong đó có Viện Dược liệu).  Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu ngô thù du hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Ngũ Gia Bì Hương | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Ngũ gia bì hương; Tế trụ ngũ gia bì

Tên khoa học: Acanthopanax gracilistylus W.W. Smith

Họ: Họ Araliaceae (Nhân sâm)

Đặc điểm dược liệu

Bộ phận dùng

Vỏ thân hoặc vỏ rễ ngũ gia bì hương được dùng làm dược liệu

Thu hái và chế biến

Thu hái: Thu hái vào mùa thu

Chế biến: Ủ cho thơm rồi phơi hay sấy khô.

Phân bố

Ngũ gia bì hương được phát hiện lần đầu tiên ở Phó Bảng, tỉnh Hà Giang năm 1969 do các nhà thực vật học Liên Xô và Việt Nam (trong đó có Viện Dược liệu). Đến năm 1973, thêm một số điểm phân bố mới được phát hiện ở huyện Đồng Văn và Mèo Vạc – Hà Giang (Nguyễn Tập, Lưu Minh Xư, Bùi Xuân Chương, 1973). Kết quả của các đợt điều tra gần đây (1998 – 2000) của Viện Dược liệu đã xác định 2 điểm phân bố cũ ở khu vực Đồng Văn – Hà Giang dã bị mất, nhưng lại bổ sung 2 điểm mới là: Sapa và Bắc Hà (thuộc Lào Cai) và một điểm nữa ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ – Hà Giang. Như vậy, xét về nguồn gốc, cây ngũ gia bì hương ở Việt Nam có thể do người dân ở vùng biên giới lấy từ Trung Quốc sang. Hiện nay, ở Đồng Văn và Mèo Vạc (Hà Giang), đã quan sát thấy cây trong trạng thái hoang dại hoá, mọc gần nơi ở và bờ mương rẫy. Các điểm phân bố mới phát hiện đều do được trồng ở bờ rào vườn. Trên thế giới, ngũ gia bì hương chỉ có ở Trung Quốc.

Ngũ gia bì hương là loại cây thuốc quý, hiếm ở Việt Nam, đã được đưa vào Sách Đỏ quốc gia từ năm 1996. Hiện nay, cây đang được Viện Dược liệu nghiên cứu bảo tổn và phát triển trồng.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Trong vỏ rễ ngũ gia bì hương có chứa chất eleutherosid B1 và chất sesamin

Tính vị

Ngũ gia bì hương có vị cay, đắng, tính ôn.

Quy kinh

Được quy vào 2 kinh can, thận.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Chất eleutherosid B1 trong vỏ rễ ngũ gia bì hương có tác dụng tăng trọng lượng tuyến tiền liệt và túi tinh ở chuột nhắt trắng còn non, đồng thời phòng ngừa được sự thu teo của túi tinh và tuyến tiền liệt ở những chuột đã thiến tinh hoàn. Chất sesamin có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, virus cúm, trên lâm sàng có tác dụng điều trị viêm phế quản.

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, ngũ gia bì hương được dùng chữa phong hàn thấp tý, đau lưng, thể lực yếu, dương úy, trẻ em chậm biết đi, cước khí thủy thũng.

Cách dùng và liều lượng

Liều dùng: 3 – 9g sắc nước uống hoặc dưới dạng rượu thuốc, hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các loại thuốc khác.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Chữa trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, chậm biết đi

Ngũ gia bì hương, mộc qua, ngưu tất (với lượng bằng nhau) sắc nước hoặc làm bột uống.

Chữa đau các khớp tứ chi

Ngũ gia bì hương, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi, kê huyết đằng. Mỗi vị 10g, sắc nước uống.

Chữa thấp khớp

Ngũ gia bì hương 15g; thương truật, tần cửu, hy kiểm thảo, mỗi vị 10g; lão quán thảo 12g. sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Rượu ngũ gia bì (Trung Quốc)

Ngũ gia hương 50g, thanh phong đằng 13g, đương quy 13g, xuyên khung 13g, hải phong đằng 13g, mộc qua 13g, uy linh tiên 13g, bạch chỉ 19g, bạch truật (sao) 19g, hồng hoa 25g, ngưu tất 25g, cúc hoa 25g, đảng sâm 75g, khương hoàng 75g, độc hoạt 6g, xuyên ô (chế) 6g, thảo ô (chế) 6g, ngọc trúc 200g, đậu khấu (bỏ vỏ) 9g, đàn hương 13g, nhục đậu khấu 9g, đinh hương 6g, sa nhân 6g, mộc hương 6g, trần bì 50g, nhục quế 6g. Ngâm chiết với 20 lít rượu trắng, thêm đường cho dễ uống. Mỗi lần uống 15 – 30ml, ngày 2 lần.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng ngũ gia bì hương cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.

Ngũ Gia Bì Hương | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version