Site icon Medplus.vn

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIS) bạn cần biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng liên quan đến thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Đây là những cơ quan mà nước tiểu đi qua trước khi đào thải khỏi cơ thể. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI):

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng của hệ tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo các bộ phận bị ảnh hưởng khác nhau của hệ tiết niệu. Chẳng hạn như nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang), nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo), nhiễm trùng thận (viêm bể thận), và nhiễm trùng niệu quản (viêm niệu quản).

Nhiễm trùng đường tiết niệu

2. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs):

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và sau đó là bàng quang. Những vi khuẩn này thường sống trong hệ tiêu hóa. Một số nguyên nhân quan trọng gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) đã được đề cập dưới đây:

  1. Coli (90%).
  2. Staphylococcus saprophyticus (5-10%)

Hiếm khi có thể bị ảnh hưởng bởi vi rút và nấm. Giống như Chlamydia, Mycoplasma, Klebsiella, Candida Albicans, Pseudomonas, và tụ cầu vàng thường xảy ra như một bệnh thứ phát sau nhiễm trùng máu.

3. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs):

Một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Đó là những điều sau đây-

4. Đối tượng và nguyên nhân thường gặp

  • Trẻ sơ sinh cho đến dưới 5 tuổi: Thời kỳ này thường ít xảy ra nhiễm trùng niệu. Nếu có thì trẻ nam có tỷ lệ cao hơn do những dị dạng của đường niệu, làm nước tiểu dễ ứ đọng lại và là môi trường lý tưởng để vi trùng cư trú.
  • Trẻ đi học: Tỷ lệ viêm tiết niệu ở nhóm trẻ mới bắt đầu đi học cao hơn cộng đồng, có lẽ liên quan đến vấn đề vệ sinh.
  • Người lớn đến 65 tuổi: Ở nhóm này, tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu trong nam giới khá thấp, thường do những bất thường giải phẫu hệ tiết niệu, bệnh sỏi đường tiết niệubệnh tiền liệt tuyến và các can thiệp hệ tiết niệu như đặt catheter. Trong khi đó, viêm đường tiết niệu ở nữ giới lại thường gặp. Có khoảng 10% phụ nữ ở nhóm tuổi này có viêm đường tiết niệu một lần trong đời do hoạt động tình dục hoặc do có thai. Ngoài ra, do cấu trúc giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn so với nam giới, vi trùng cũng dễ xâm nhập hơn.
  • Nhóm tuổi trên 65: Tỷ lệ viêm đường tiết niệu không khác nhau ở hai giới.

5. Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu

  • Phải uống đủ nước, mỗi ngày 2 – 2,5 lít giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, tăng tống xuất vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục-tiết niệu. Với nữ giới phải vệ sinh kinh nguyệt.
  • Những bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận – tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.
  • Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái diễn.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version