Suy gan là một bệnh lý khá nguy hiểm khi gan bị tổn thương hoặc không thực hiện được chức năng gan. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nên cần được xử trí kịp thời. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh suy gan là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Suy gan là gì?
Là hiện tượng chức năng gan suy giảm, gan bị hủy hoại, biến dạng và khó phục hồi. Bệnh suy gan dẫn đến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng đối với cơ thể. Bệnh diễn ra sau nhiều năm có thể đe dọa tính mạng người bệnh nên cần được điều trị kịp thời. Việc tiếp xúc với virus hoặc hóa chất độc hại có thể gây hại cho gan, khi gan bị tổn thương, bạn có thể bị suy gan. Ở những người bị tổn thương gan, gan có thể không còn hoạt động chính xác.
Các dạng suy gan được chia làm 2 loại:
Suy gan cấp tính
Suy gan cấp tính thường tấn công nhanh. Bạn sẽ bị mất chức năng gan trong vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Bệnh có thể xảy ra đột ngột, mà không hiển thị bất kỳ triệu chứng nào.
Nguyên nhân thường gặp gây ra suy gan cấp tính bao gồm ngộ độc nấm hoặc quá liều thuốc, có thể xảy ra do uống quá nhiều acetaminophen (Tylenol).
Suy gan mãn tính
Suy gan mãn tính phát triển chậm hơn. Nó có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Suy gan mạn tính thường là kết quả của xơ gan, thường do sử dụng rượu lâu dài. Xơ gan xảy ra khi mô gan khỏe mạnh trở thành mô sẹo.
2. Triệu chứng bệnh suy gan
Triệu chứng của suy không có rõ ràng khi ở giai đoạn đầu. Bạn có thể gặp các biểu hiện như:
- Buồn nôn
- Chán ăn, mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Giảm cân
Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ đi kèm các triệu chứng:
- Vàng mắt, vàng da: Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh về gan. Nguyên nhân là do khi bị suy gan, chức năng gan suy giảm dẫn tới sự tích tụ bilirubin trong máu và gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt.
- Bầm da hoặc chảy máu: Suy gan khiến gan không còn thải độc máu tốt và bạn sẽ gặp phải các vấn đề về đông máu bề mặt da. Đây là nguyên nhân gây nên các vết bầm trên da, thậm chí chảy máu.
- Chướng bụng, tích tụ dịch trong bụng: Gan nằm dưới sườn phải nên nó có thể khiến bạn bị đau nhói hoặc đau âm ỉ khu vực sườn phải khi bị suy gan.
- Chân phù nề và tích tụ dịch
Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhằm đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây suy gan là gì?
Các nguyên nhân phổ biến gây suy gan mạn tính gồm:
- Viêm gan B
- Viêm gan C
- Uống nhiều rượu
- Xơ gan
- Hemochromatosis (một rối loạn di truyền làm cho cơ thể hấp thu và lưu trữ quá nhiều chất sắt)
- Suy dinh dưỡng
Nguyên nhân gây suy gan cấp tính gồm:
- Quá liều acetaminophen (Tylenol)
- Virus gây viêm gan B, A và C (đặc biệt ở trẻ em)
- Phản ứng với một số loại thuốc theo toa và thảo dược nhất định
- Ăn nấm độc
4. Điều trị bệnh suy gan
Khi thấy biểu hiện nghi vấn đã mắc bệnh, người bệnh cần đến thăm khám tại chuyên khoa gan mật để xác định mức độ bệnh, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh suy gan phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ phát triển bệnh của từng bệnh nhân. Với trường hợp mắc suy gan cấp tính, người bệnh sẽ được điều trị đặc biệt tại bệnh viện cùng với các loại thuốc đặc trị.
Khi bệnh đã nặng và dẫn đến các biến chứng: phù não, nhiễm trùng, chảy máu…, việc điều trị sẽ tập trung khắc phục, hạn chế các biến chứng cho người bệnh. Từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật ghép gan. Với biện pháp này, phần gan bị tổn thương sẽ được loại bỏ và thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối tránh tự ý mua và dùng thuốc hoặc dừng dùng thuốc theo đơn. Không được tự tăng giảm liều lượng thuốc, không sử dụng thuốc theo kê đơn của bệnh nhân khác.
Đi khám và điều trị tại bệnh viện, bác sĩ cũng thường đưa ra những tư vấn, hướng dẫn về chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp. Các biện pháp này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị và bảo vệ gan không bị tổn thương thêm.
5. Suy giảm chức năng gan nên làm gì?
Khi bị suy gan, bạn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc và điều trị để gan mau chóng hồi phục và có thể thực hiện tốt chức năng vốn có của nó.
Cần đi khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình hình sức khỏe, đồng thời giúp phát hiện bệnh suy gan sớm. Nếu phải điều trị, cần điều trị đúng phác đồ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
Người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện và ăn uống vì nó không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát.
- Tiêm vacxin phòng ngừa các bệnh về gan như viêm gan B để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh về gan
- Ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho gan, thực phẩm làm mát gan
- Hạn chế tối đa uống rượu bia, hút thuốc lá
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nguồn tham khảo: