Site icon Medplus.vn

Nhận dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét và cách phòng ngừa

Mỗi năm cứ vào đầu mùa mưa, dịch bệnh sốt rét lại trở thành nỗi lo không chỉ của ngành y tế mà còn là nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà, vì hậu quả của nó rất nghiêm trọng, gây hại đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của sốt rét là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Sốt rét là gì?

Sốt rét (Malaria) là dạng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium, lây truyền qua đường muỗi đốt, cấy ghép nội tạng, truyền máu từ người sang người. Về protozoa thuộc chi Plasmodium thì gồm có 4 loại làm con người nhiễm bệnh và nguy hiểm nhất có trường hợp tử vong cao nhất là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax, 2 loại còn lại thì ít tử vong nhất. Riêng về loại Plasmodium knowlesi, phổ biến ở Đông Nam Á, gây bệnh sốt rét ở khỉ nhưng cũng gây nhiễm trùng nặng ở người.

Sốt rét là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp nhất vì khả năng lây truyền rất nhanh. Ước tính mỗi năm lên đến 515 triệu người mắc bệnh, và chỉ số tử vong ở trẻ em là 1-3 triệu người, đa số thường gặp ở những khu vực có khí hậu nóng, rừng núi hoặc ven biển như nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới của Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi nói chung và các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên hoặc những vùng đồng bằng nói riêng.

 2. Đường lây truyền

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu và có 4 phương thức lây truyền:

– Do muỗi truyền: đây là phương thức chủ yếu.

– Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

– Do mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp).
– Do tiêm chích: bơm tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.

đường lây truyền của bệnh sốt

3. Nguyên nhân bệnh sốt rét

Có khoảng 170 loài plasmodium, nhưng chỉ có 4 loài gây sốt rét ở người là:

4. Triệu chứng bệnh sốt rét

Thời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt đến khi có các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc loại ký sinh trùng: nhiễm Plasmodium falciparum từ 9 – 14 ngày, trung bình 12 ngày, nhiễm Plasmodium vivax từ 12 – 17 ngày, trung bình 14 ngày, nhiễm Plasmodium malariae từ 20 ngày đến nhiều tháng, nhiễm Plasmodium ovale  từ 11 ngày đến 10 tháng. Nhiễm sốt rét do truyền máu thì thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng trong máu truyền vào nhưng nói chung thời gian ủ bệnh ngắn trong khoảng vài ngày.

Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh sốt rét ở Việt Nam được phân chia theo 2 mức độ lâm sàng:

  • Sốt rét thông thường hoặc sốt rét chưa có biến chứng
  • Sốt rét ác tính hoặc sốt rét có biến chứng

Dấu hiệu bệnh sốt rét khác nhau tùy theo thể lâm sàng

5. Biến chứng bệnh sốt rét

– Viêm gan mạn: Gan to, bờ sắc, sờ chắc tay, bệnh nhân hay mệt, ăn chậm tiêu, hay rối loạn tiêu hóa… Xét nghiệm enzym SGOT/SGPT và bilirubin tăng nhẹ. Khi soi ổ bụng hoặc sinh thiết gan thấy hình ảnh viêm gan mạn.

– Xơ gan phát triển sau một thời gian viêm gan (xơ gan sau hoại tử) hoặc xơ gan tiến triển cùng với lách xơ.

– Lách to: Là một triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt rét. Bệnh nhân sống càng lâu trong vùng sốt rét hoặc bị bệnh càng nhiều thì lách càng to. Lách là “mồ chôn” các hồng cầu nhiễm ký sinh trùng sốt rét và các hồng cầu chứa kháng nguyên.

– Cường lách: Ở những bệnh nhân này dù trong máu đã có thể hết ký sinh trùng sốt rét nhưng hồng cầu, hồng cầu lưới và có thể cả bạch cầu và tiểu cầu đều giảm thấp. Những người bị sốt rét trong giai đoạn sơ nhiễm nếu phòng bệnh và điều trị tốt thì khi hết sốt, hết ký sinh trùng thì lách có thể co nhỏ lại.

– Viêm cầu thận: Do ký sinh trùng sốt rét P.falciparum gây tắc mạch.

– Hội chứng thận hư ở trẻ em.

– Phù nề: Phù ở hai chân, mặt… do thiểu dưỡng, protein và albumin trong huyết thanh thấp, cũng có thể do viêm cầu thận hoặc hội chứng thận hư.

– Biến chứng khác: Thiếu máu, thiếu sắt, thiếu axit folic trong máu, hạ đường máu, đau và viêm dây thần kinh…

6. Điều trị bệnh sốt rét

Sốt rét là một bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhất là khi đã có biến chứng, nên luôn luôn được xếp vào thứ tự ưu tiên, cần được điều trị sớm để hy vọng có kết quả tốt.

Sự chọn lựa thuốc, cách dùng thuốc tùy theo từng loại ký sinh trùng mắc phải, tùy từng vùng địa lý còn nhạy cảm với thuốc hay không, cũng như tình trạng lâm sàng của bệnh nặng hay nhẹ.

Điều trị sốt rét cần phải đạt được 2 mục đích: cắt cơn sốt, làm sạch ký sinh trùng, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh qua những người khác.

Hiện nay, bên cạnh những loại thuốc kinh điển (quinine, chloroquine, primaquine…), nhiều dược chất mới (artemisinine, arterakin…) cũng đã được đưa vào điều trị, giúp cho chúng ta có sự chọn lựa và phối hợp thuốc tốt nhất để đạt được mục đích điều trị.

7. Biện pháp phòng chống dịch

Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh.

– Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh;

– Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;

– Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;

– Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;

– Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;

– Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
– Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version