Site icon Medplus.vn

Nhồi máu não có thật sự đáng sợ không? Những điều cần biết về nhồi máu não

Nhồi máu não đang tăng cao do sự tăng lên của các bệnh lý tim mạch. Bệnh làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu tới não, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh nhồi máu não là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Nhồi máu não là bệnh gì?

Bệnh nhồi máu não là một quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng của não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp. Thiếu máu não là tình trạng một phần não bị ngừng cung cấp máu. Nếu sự thiếu cung cấp máu không được khắc phục hoặc kéo dài thì phần não đó sẽ bị hoại tử do thiếu oxy và glucose. Vùng não bị hoại tử do thiếu sự cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não.

Nhồi máu não đang tăng cao do sự tăng lên của các bệnh lý tim mạch

Nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 80% đột quỵ não, 20% còn lại là chảy máu não, chảy máu dưới màng nhện. Tỷ lệ mắc hàng năm của nhồi máu não tương đối cao, khoảng 130/100.000 người/năm.

2. Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu não

Ngoài ra, một vài số liệu thống kê về các nguyên nhân gây ra nhồi máu ở não gồm có:

3. Các yếu tố nguy cơ đối với nhồi máu não là gì?

Các yếu tố nguy cơ đối với nhồi máu não là những căn bệnh làm gia tăng khuynh hướng hình thành cục máu đông bất thường hoặc bất kỳ căn bệnh nào gây tổn thương đến lớp lót trong của động mạch não (mạch máu não), khiến cho chúng bị tắc nghẽn. Bệnh tim, cholesterol cao, hút thuốc lá, bệnh mạch máu não, cao huyết áp, bệnh tiểu đường kiểm soát kém và chứng rối loạn đông máu là tất cả những yếu tố rủi ro dẫn đến nhồi máu não.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não

5. Phòng ngừa nhồi máu não

Thăm khám định kỳ phòng ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ

 

  • Điều trị các nguyên nhân gây nhồi máu não: các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Thực hiện chế độ giảm chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ), tăng cường ăn nhiều rau xanh, thể thao mỗi ngày 30 phút, ngưng thuốc lá, rượu bia và tránh béo phì.
  • Tái khám theo định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhồi máu não, cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay lập tức

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version