Site icon Medplus.vn

Những điều cần biết về bệnh Viêm đại tràng bạn cần lưu ý

Viêm đại tràng là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người lo lắng và tìm kiếm các thông tin về căn bệnh này. Nhận thấy được mối quan tâm đó, chúng tôi xin giải đáp tất cả các vấn đề liên quan về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng xuất hiện các vết viêm nhiễm

3. Nguyên nhân bệnh Viêm đại tràng

Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:

  • Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn
  • Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh
    • Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim
    • Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao
    • Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em
    • Nấm, đặc biệt là nấm Candida
  • Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn
  • Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, …

Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính

Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

4. Triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng

Các triệu chứng thông thường của viêm đại tràng bao gồm:

  • Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, hay cáu gắt thậm chí có thể bị sốt. Người bệnh cần lưu ý, nhiều khi các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đau dạ dày hay viêm loét dạ dày… Vì vậy, khi có triệu chứng của bệnh cần đi khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa kịp thời.
  • Đau bụng: Cơn đau thường ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, cơn đau lan dọc theo khung đại tràng. Đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau bụng, người bệnh thường muốn đi ngoài, khi đi xong cảm giác bớt đau hơn. Cơn đau dễ tái phát, mót rặn, đau quặn từng cơn do đại tràng co bóp khắp bụng nhất là vùng dưới rốn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà cơn đau nặng hay nhẹ, thưa hay dày.
  • Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy thậm chí có máu. Ngoài ra, còn có hiện tượng táo bón, táo lỏng xen kẽ (viêm đại tràng khu vực). Sau đi ngoài thường bị đau hậu môn.
  • Đi ngoài phân có máu: Ở một số ca bệnh viêm loét đại tràng, người bệnh có thể bị đi tiêu ra máu, đôi khi phân có mủ hoặc chất nhầy.
  • Một số biểu hiện bên trong: Khi người bệnh ấn tay vào hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động.

5. Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng thường là bắt đầu của một chuỗi bệnh lý liên quan đến đại tràng khác như viêm loét đại tràng, rối loạn đại tràng…Đặc biệt, những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này lại không quá đặc trưng, dễ bị nhầm với các vấn đề sức khỏe khác nên thường bị bỏ qua hoặc khi bệnh đã nặng mới phát hiện.

Chính những triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra khiến cho người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn hơn. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ cáu, dễ nổi nóng và stress hơn. Vậy bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đại tràng tuy không ngay lập tức cướp đi sinh mạng của người bệnh nhưng thực tế lại rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Thống kê của Bộ Y tế đã chỉ ra, căn bệnh này là nguyên nhân gây ra tới 25% các ca ung thư đại tràng tại nước ta.

Ở nước ta có đến 30% người bị viêm đại tràng mãn tính sau năm thứ 25 sẽ chuyển thành ung thư đại tràng. Khi Việt Nam có tới 15% dân số mắc căn bệnh này thì việc khống chế bệnh là yếu tố cần phải được đặc biệt quan tâm.

6. Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

Để phòng ngừa bệnh viêm đại tràng, người bệnh nên đặc biệt lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn tươi sống, được chế biến sẵn như nem chua, tiết canh, rau sống, gỏi, nem chạo… Duy trì thói quen ăn chín uống sôi, không uống sữa bò mà chưa được tiệt trùng, không sử dụng nước đá được làm từ nước chưa được đun sôi.
  • Để phòng tránh viêm đại tràng, nếu trong gia đình bạn có người bị mắc phải các bệnh lý do lỵ trực khuẩn, lỵ amip, tả, hàn… gây ra, bạn nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ bằng cách cho vào nước nóng để ngâm qua và rửa lại bằng xà phòng cẩn thận. Ngoài ra, phân của bệnh nhân phải được cho vào trong hố xí và không để vương vãi ra bên ngoài, đồng thời cần cho chất khử khuẩn vào để sát trùng.
  • Phòng ngừa viêm đại tràng nhờ việc thực hiện việc rửa tay trước mỗi bữa ăn và nên tẩy giun cách 6 tháng 1 lần.
  • Nếu bạn bị lao phổi cần phải điều trị bệnh một cách tích cực.
  • Phòng tránh viêm đại tràng cần hạn chế căng thẳng, stress kéo dài, luôn duy trì cho mình tâm lý thoải mái và ổn định.
  • Thường xuyên tập thể dục và vận động cơ thể.
  • Giúp phòng tránh viêm đại tràng, mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:
  • Cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như khoai tây, gạo, sữa đậu nành, cá, củ quả, rau xanh, trái cây (đu đủ, chuối…).
  • Hạn chế uống sữa, trứng, thịt mỡ, nem rán, hành sống, đậu đen…
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn chiên và thức ăn chua cay.
  • Nên chia các bữa ăn ra làm nhiều bữa, đặc biệt không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
  • Cần cung cấp đủ muối khoáng, nước và lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đại tràng. Trong đó phải kể đến như Aspirin, Vioxx, Celebrex…

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version