Site icon Medplus.vn

Những nguyên nhân và biểu hiện của suy cận giáp là gì?

Suy cận giáp cấp gây tetany với chuột rút cơ, kích thích, co rút bàn tay và co giật; bệnh nhân luôn có tê đau vùng quanh miệng, bàn tay và bàn chân. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh suy cận giáp là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Nguyên nhân suy cận giáp

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Suy cận giáp là bệnh gì?

Suy cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp trạng không sản sinh đủ hormon tuyến cận giáp (viết tắt là PTH- parathyroid hormon) có tác dụng trong việc điều chỉnh lượng canxi và photpho trong xương và máu của cơ thể. Thiếu PTH dẫn đến tình trạng giảm canxi và tăng photpho trong máu. Sư mất cân bằng này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về xương, cơ, da, thần kinh.

Triệu chứng gây ra suy cận giáp

Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến là ở trẻ dưới 16 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

2. Nguyên nhân suy cận giáp

Trong thể bệnh này, đứa trẻ sinh ra đã không có tuyến cận giáp hoặc có nhưng hoạt động kém. Đây là bệnh di truyền theo gen lặn và khi cả bố và mẹ mang gen này thì khả năng con của họ bị bệnh là 25%. Các triệu chứng của suy cận giáp xuất hiện trước năm 10 tuổi, thường gặp nhất là khi trẻ 2 tuổi.

Thể bệnh này thường xuất hiện sau khi tuyến cận giáp bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật (chú ý để điều trị u tuyến cận giáp hoặc vô ý như là tai biến của phẫu thuật cắt tuyến giáp). Ngày nay do các phẫu thuật vùng cổ được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ cao nên tai biến này ngày càng ít gặp.

Trong một số ít trường hợp, suy cận giáp là hậu quả của bệnh tự miễn, trong đó cơ thể sinh ra các kháng thể tấn công và loại bỏ tuyến cận giáp, dần dần suy cận giáp sẽ xuất hiện. Trường hợp này người bệnh hay có mắc thêm bệnh tự miễn khác, ví dụ bệnh Addison.

Các nguyên nhân khác: Điều trị tia xạ các ung thư vùng cổ phá hủy tuyến cận giáp, nồng độ magne trong cơ thể giảm làm giảm chức năng tuyến cận giáp hoặc khi bệnh nhân bị nhiễm kiềm.

3. Triệu chứng gây ra suy cận giáp

– Cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, môi và lưỡi.

– Đau các cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt. Yếu cơ.

– Co rút các cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay. Co thắt thanh quản có thể gây khó thở nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu.

– Đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt.

– Rụng tóc từng mảng và lông mày thưa.

– Da khô, móng tay bị biến dạng và dễ gãy.

– Đau đầu, mệt mỏi.

– Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu như động kinh.

Mức độ và tần suất xuất hiện các triệu chứng thường phụ thuộc vào mức độ hạ calci máu.

4. Biến chứng của suy cận giáp

Các bệnh nhân suy cận giáp có thể bị nhiều biến chứng do calci máu thấp, tuy nhiên đa số sẽ được cải thiện nếu được điều trị:

– Cơn tetani, người bệnh có cảm giác tê bì môi, lưỡi, chân và tay. Sau đó xuất hiện co quắp các ngón tay thành dấu hiệu điển hình gọi là ‘bàn tay người đỡ đẻ’, có thể kéo dài và rất đau. Thường kèm theo co giật các cơ ở vùng mặt và thanh quản, đôi khi gây khó thở dữ dội, nghe có tiếng rít thanh quản.

– Mất ý thức, co giật kiểu động kinh.

– Răng sún, loãng xương.

– Rối loạn nhịp tim và ngất.

– Ngoài ra còn một số biến chứng khác, thường là vĩnh viễn và không được cải thiện với điều trị calci và vitamin D, đó là lùn, trí tuệ kém phát triển, đục thủy tinh thể…

5. Nguy cơ mắc phải cận suy giáp

Những ai có nguy cơ mắc phải suy cận giáp?

6. Phương pháp phòng ngừa bệnh suy cận giáp như thế nào?

Nguồn tham khảo: 

Exit mobile version