Site icon Medplus.vn

Những triệu chứng của bệnh hạ canxi máu là gì?

Hạ canxi máu hay còn gọi tụt canxi là tình trạng mức canxi trong máu thấp hơn mức trung bình, canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,4 mg/dL (2,1 mmoL/L) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặc canxi ion hóa dưới 4,2 mg/dL (1,05 mmoL/L). Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Hạ canxi máu là gì?

Là tình trạng mức canxi trong máu thấp hơn mức trung bình, canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,4 mg/dL (2,1 mmoL/L) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặc canxi ion hóa dưới 4,2 mg/dL (1,05 mmoL/L). Nguyên nhân hạ calci hay gặp nhất là suy thận do tăng phosphat máu và giảm tổng hợp dạng vitamin D3 hoạt hóa. Đôi khi là do suy cận giáp tiên phát do biến dị gen tổng hợp protein nhạy cảm calci làm tăng ức chế giải phóng hormon cận giáp dẫn tới hạ calci máu. Trong viêm tụy, hạ calci máu là dấu hiệu của bệnh nặng. Hạ canxi máu hay còn gọi là tụt canxi giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng có thể gây tử vong.

Những triệu chứng của bệnh hạ canxi máu

2. Nguyên nhân bệnh Hạ canxi máu

  • Cung cấp canxi không đủ: trẻ em giai đoạn phát triển nhanh, phụ nữ có thai hay phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ là những đối tượng có nhu cầu canxi cao, nếu không được bổ sung canxi đầy đủ thì có thể xảy ra tình trạng hạ canxi máu.
  • Suy tuyến cận giáp: giảm hormon PTH dẫn đến hạ canxi máu, tăng phospho máu, có thể đưa đến triệu chứng mạn tính của hạ canxi máu. Thiểu năng tuyến giáp có thể là hậu quả của sự nhầm lẫn trong phẫu thuật cắt tuyến giáp.
  • Thiếu vitamin D: việc cung cấp không đủ Vitamin D hoặc tình trạng ruột kém hấp thu có thể là nguyên nhân của hạ canxi máu. Tác dụng phụ của một số thuốc như phenobarbital, rifampicin,… hoặc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra rối loạn chuyển hóa Vitamin D, dẫn đến hạ canxi máu.
  • Thiếu Magnesi: Ruột kém hấp thu, nghiện rượu,… có thể là khiến cho nồng độ Magnesi trong máu giảm. Tình trạng hạ Magnesi máu liên quan đến sự thiếu PTH tương đối và gây ra các triệu chứng của hạ canxi máu.
  • Bệnh lý tại thận: Các bất thường tại ống thận như hội chứng Fanconi, chứng nhiễm toan ống lượn xa có thể là nguyên nhân gây mất canxi qua thận hay giảm chuyển hóa Vitamin D. Hạ canxi máu cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân suy thận, đó là hậu quả của việc tổn thương các tế bào thận gây giảm tổng hợp 1,25(OH)2D3 hay do thận giảm bài tiết phosphate gây tăng chất này trong máu.
  • Viêm tụy cấp: tổ chức tụy bị viêm giải phóng nhiều sản phẩm phân hủy mỡ, tạo chelate với canxi, làm giảm nồng độ canxi trong máu.
  • Hạ protein máu: làm giảm lượng canxi gắn với protein, nhưng lượng canxi ion hóa không đổi, nên không biểu hiện triệu chứng hạ canxi máu trên lâm sàng (hạ canxi máu giả tạo).
  • Các nguyên nhân khác: Nhiễm trùng huyết, tăng tiết calcitonin, tăng phản ứng tạo chelat trong lòng mạch, tăng phosphate máu, do thuốc, tăng lắng canxi ngoài lòng mạch,…

3. Những triệu chứng của bệnh hạ canxi máu là gì?

Một số người không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu tụt canxi máu. Do bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trẻ sơ sinh mắc bệnh có thể bị co giật hoặc run. Người lớn có triệu chứng có thể gặp:

  • Cứng cơ bắp
  • Co thắt cơ bắp
  • Dị cảm hoặc cảm giác ghim và kim ở chi dưới
  • Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm hoặc khó chịu
  • Vấn đề về trí nhớ
  • Huyết áp thấp
  • Khó nói hoặc nuốt
  • Mệt mỏi
  • Parkinson
  • Phù gai thị hoặc sưng đĩa quang

Các triệu chứng của tình trạng tụt canxi máu nặng là:

  • Co giật
  • Chứng loạn nhịp tim
  • Suy tim sung huyết
  • Co thắt thanh quản

Các triệu chứng lâu dài của hạ canxi máu bao gồm:

  • Da khô
  • Móng tay dễ gãy
  • Sỏi thận hoặc tiền gửi canxi khác trong cơ thể
  • Chứng mất trí
  • Đục thủy tinh thể
  • Eczema

4. Cách phòng tránh hạ canxi máu

  • Đến bệnh viện kiểm tra: Nên gặp bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu bất thường hoặc cảm thấy dùng thuốc không phù hợp.
  • Ăn thực phẩm giàu canxi: Bao gồm sữa chua, pho mát, sữa, ngũ cốc, và rau xanh có màu đậm. Đây là cách tốt nhất để có được lượng canxi cơ thể bạn cần.
  • Dùng thêm các sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D: Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Hoạt động: Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội… sẽ giúp xương thêm chắc khỏe đồng thời giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Phơi nắng: Buổi sáng trước 9h, buổi chiều sau 15h sẽ giúp cơ thể bạn tạo ra vitamin D nếu bạn thiếu vitamin D. Tuy nhiên nếu bị ung thư hoặc có nguy cơ ung thư da bạn cần nói chuyện với bác sĩ trước khi phơi nắng.
  • Bỏ hút thuốc lá: vì hút thuốc lá làm mất canxi qua nước tiểu

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version