Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ bị rắn cắn an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị rắn cắn an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị rắn cắn an toàn và hiệu quả

Trẻ bị rắn cắn có sao không? Nguyên nhân trẻ bị rắn cắn

1. Trẻ bị rắn cắn có sao không?

Một số loài rắn độc thường gặp như rắn cạp nia, rắn hổ mang, rắn san hô, rắn lục và cũng nhiều loài rắn không có nọc độc. Có khoảng 30% những loài rắn độc khi cắn có thể không tiết nọc độc. Tuy nhiên, trẻ bị rắn cắn vẫn có thể gặp một số thương tổn đến cơ thể trẻ, thậm chí là tử vong. 

2. Nguyên nhân trẻ bị rắn cắn

Phần lớn các loài rắn cố gắng tránh tiếp xúc khi đối mặt với con người, ngoại trừ rắn hổ có thể chủ động tấn công người. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu chọc rắn (vô tình hoặc cố ý làm cho nó cảm thấy bị đe dọa). Trẻ em thường rất hay tò mò và thích khám phá môi trường xung quanh, do đó, trẻ rất dễ có nguy cơ bị rắn cắn. 

Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị rắn cắn

Khi phát hiện trẻ bị rắn cắn, cha mẹ cần bình tĩnh đưa trẻ đến nơi an toàn. Trong vòng 4 tiếng đầu sau khi bị rắn độc cắn, hãy đưa trẻ đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

Nhận biết rắn độc

Phân biệt rắn độc và rắn không độc nhiều khi rất khó. Tuy nhiên, có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn:

Sơ cứu ban đầu

Trẻ bị rắn cắn khi nào cần đi gặp bác sĩ

Nếu nhận thấy trẻ bị rắn cắn thì gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay để phòng tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Những triệu chứng có thể xuất hiện khi trẻ bị rắn cắn:

Nếu bị rắn san hô cắn, trẻ có thể bị đau nhưng không gây ra tổn thương hoặc bầm tím đáng kể. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Phòng tránh rắn cắn cho trẻ

Trẻ bị rắn cắn nên ăn gì?

Trẻ sau khi bị rắn cắn có thể ăn, uống một số món ăn giúp giải độc, thanh nhiệt như là:

Canh rau đay

Rau đay còn có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Theo các chuyên gia, trong các tài liệu Đông y ghi, tác dụng của rau đay gồm thông kinh, tiêu đàm, nhuận tràng nhờ vị ngọt, tính mát.

Uống trà cà gai leo

Cây cà gai leo là một vị thuốc nam quý, nó có tác dụng thanh nhiệt và giúp giải độc.

Uống nước sắn dây

Sắn dây hay còn có tên khác là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường dùng để giải độc. Lấy củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô sắc lấy nước uống. Hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước rồi bỏ thêm đường uống.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng rắn cắn ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Exit mobile version