Trẻ bị viêm nang lông có sao không? Nguyên nhân trẻ viêm nang lông
Trẻ bị viêm nang lông có sao không?
Trẻ bị viêm nang lông là tình trạng lông ở một hay nhiều nang bị viêm, có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Hầu hết các trường hợp đều không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc trẻ gãi nhiều, vệ sinh kém có thể dẫn đến nhiễm trùng. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày thông qua vệ sinh hằng ngày. Ngoài ra, theo thống kê, tỉ lệ mắc viêm nang lông ở trẻ nhỏ còn cao gấp 3 lần so với người lớn. Do đó, cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc cho làn da bé.
Nguyên nhân trẻ bị viêm nang lông
Theo các bác sĩ, các nguyên nhân có thể gây ra viêm nang lông là:
- Nhiễm tụ cầu khuẩn (vi khuẩn Staphylococcus aureus) là phổ biến nhất
- Do các loại virut, nấm
- Tình trạng lông mọc ngược
- Mặc đồ quá bó gây cọ sát mạnh, khiến da bé dễ bị kích ứng
- Di truyền: Theo thống kê, 65% trường hợp mắc bệnh đều có người thân đã mắc bệnh trước đó.
- Rối loạn tuyến dầu: Hoạt động bài tiết của bé chưa ổn định, tiết ra quá nhiều bã nhờn làm lỗ chân lông bị bít, tắc.
Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm nang lông
Dưới đây là các gợi ý cho bố mẹ khi chăm sóc bé:
- Vệ sinh da cho trẻ thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp
- Dùng khăn bông mềm lau khô sau khi vệ sinh da, hạn chế cọ xát
- Hạn chế cho bé gãi vào vùng da bị viêm
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, vải mềm
- Giặt riêng đồ dùng của bé, sử dụng loại dung dịch lành tính để hạn chế kích ứng da
- Đưa trẻ đi bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm sau vài ngày
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, đặc biệt không gian bé nằm
- Không nên dùng các loại xà phòng có tính tẩy mạnh cho da bé
- Chú ý tẩy tế bào chết bằng khăn mềm để làm thông thoáng bề mặt da hiệu quả.
Trẻ bị viêm nang lông khi nào cần đi khám?
Tuỳ vào mức độ bệnh, cha mẹ không cần đưa trẻ đi khám ngay. Ở mức nhẹ, cha mẹ cần chú ý vệ sinh da bé bằng các biện pháp ở trên và quan sát diễn biến. Sau vài ngày, nếu tình trạng vùng da bị viêm không thuyên giảm, cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Qua các biện pháp y khoa, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh và có liệu pháp điều trị thích hợp. Tránh việc để bé ở nhà quá lâu nếu tình hình không khả quan vì sẽ khiến vùng da đó bị tổn thương nặng hơn.
Phòng ngừa viêm nang lông cho trẻ
Các biện pháp gợi ý nhằm phòng ngừa viêm nang lông cho bé:
- Vệ sinh da bé thường xuyên, kĩ càng
- Tránh dùng chung khăn với người khác
- Dùng khăn bông mềm để hạn chế cọ xát làm tổn thương da
- Thường xuyên dọn dẹp, làm sạch không gian sống (thay vỏ gối, giặt mền,…)
- Giặt riêng đồ của trẻ bằng dung dịch giặt rửa lành tính
- Sử dụng xà phòng ít chất tẩy cho bé
- Không mặc đồ quá bó sát
- Cần thay đồ cho bé thường xuyên để đảm bảo da bé sạch sẽ, khô thoáng.
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Thực đơn cho trẻ bị viêm nang lông
Các loại thực phẩm nên bổ sung để quá trình điều trị viêm nang lông hiệu quả hơn:
- Rau xanh: súp lơ, cải bó xôi, rau cải bắp… bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng.
- Thực phẩm giàu protein, khoáng chất: thịt gà, bò, tôm, cá, trứng, sữa… hỗ trợ quá trình phục hồi của làn da.
- Trái cây: cam, chanh, bưởi, lê… giúp đẩy lùi tác nhân gây bệnh.
- Uống nhiều nước: giúp đào thải độc tố, cải thiện cấu tạo da, đẩy mạnh quá trình phục hồi.
Kiêng một số loại thực phẩm
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Tăng cường hoạt động tuyến bã nhờn dưới da, nang lông bị bịt kín bởi chất bã nhờn ứ đọng.
- Thức ăn cay, nóng: Làm kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi, tuyến nhờn,.. gây bít tắc lỗ chân lông.
- Nội tạng động vật: lòng, gan, ruột… làm tăng lượng cholesterol khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm nang lông phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm nang lông có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo