Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ bị khàn tiếng an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ bị khàn tiếng an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ bị khàn tiếng an toàn và hiệu quả

Trẻ nhỏ bị khàn tiếng có sao không? Nguyên nhân trẻ nhỏ bị khàn tiếng

1. Trẻ nhỏ bị khàn tiếng có sao không?

Khản tiếng là triệu chứng thông thường do lạm dụng dây thanh quá mức như la hét, khóc, giao tiếp nhiều.Trong trường hợp trẻ nhỏ bị khàn tiếng có các dấu hiệu nghiêm trọng như: Ho ra máu, khàn tiếng kéo dài dẫn đến mất giọng, sưng họng, khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ…Có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng hoặc tổn thương phổi nặng nề.

2. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị khàn tiếng

Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ nhỏ bị khản giọng, bao gồm:

Trẻ khóc và la hét quá mức

Tình trạng la hét quá mức, khóc to, nói nhiều,… ở trẻ là nguyên nhân khiến dây thanh quản bị tổn thương. Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng bé bị khản giọng.

Hít khói thuốc lá

Trẻ bị khản giọng có thể do hít khói thuốc lá thụ động từ những thành viên trong gia đình. Nếu nguyên nhân do khói thuốc, tình trạng khàn giọng thường đi kèm với triệu chứng ho và khó thở.

Tiếp xúc với chất gây dị ứng

Khi đường hô hấp tiếp xúc với dị nguyên (thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,…) cơ thể sẽ có xu hướng giải phóng histamin vào các cơ quan ở đường hô hấp trên. Vì vậy triệu chứng khàn giọng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang bị dị ứng.

Mắc các về đường hô hấp

Viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, cảm,… là những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bệnh lý này khiến hệ hô hấp tăng tiết dịch nhầy, gây ứ đọng đờm tại cổ và làm tổn thương dây thanh quản.

Do các bệnh truyền nhiễm

Khi cơ thể có nhiễm trùng, các cơ quan ở đường hô hấp như mũi, họng và dây thanh quản thường có xu hướng sưng viêm khiến trẻ bị khàn tiếng. Ngoài ra, còn có thể là do những nguyên nhân ít gặp như do trào ngược dạ dày thực quản, khối u thực quản, hội chứng chảy dịch mũi sau,…

Phương pháp chăm sóc cho trẻ nhỏ bị khàn tiếng

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời tham khảo một số phương pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ:

Trẻ nhỏ bị khàn tiếng khi nào cần đi gặp bác sĩ

Khi nhận thấy bé bị khản tiếng kéo dài trên 3 ngày, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng mà trẻ gặp phải. Ngoài ra, cũng cần lưu ý nếu tình trạng khàn tiếng đi kèm với các vấn đề như là:

Phòng tránh khàn tiếng cho trẻ

Trẻ nhỏ bị khàn tiếng nên ăn gì?

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng khàn tiếng ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Exit mobile version