Site icon Medplus.vn

Rối loạn lưỡng cực 2: Những điều bạn cần biết

Rối loạn lưỡng cực 2 là một dạng bệnh tâm thần, bệnh tương tự như rối loạn lưỡng cực 1 với biểu hiện của sự thay đổi về mặt tâm trạng từ mức cao và mức thấp theo thời gian. Hãy cùng Medplus tìm hiểu rối loạn lưỡng cực II so với rối loạn lưỡng cực I như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Rối loạn lưỡng cực 2 là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực 2

Rối loạn lưỡng cực 2 là một dạng bệnh tâm thần, bệnh tương tự như rối loạn lưỡng cực I với biểu hiện của sự thay đổi về mặt tâm trạng từ mức cao và mức thấp theo thời gian. Tuy nhiên, trong rối loạn lưỡng cực 2 sẽ tăng lên về tâm trạng không bao giờ đạt đến hưng cảm hoàn toàn. Sự tăng lên về tâm trạng (hay còn được gọi là các giai đoạn hưng cảm, hay chứng hưng cảm) ít dữ dội hơn trong rối loạn lưỡng cực 2.

Người bị ảnh hưởng bởi rối loạn lưỡng cực 2 sẽ có ít nhất một giai đoạn hưng cảm trong đời. Hầu hết những người bị rối loạn lưỡng cực 2 thường có các giai đoạn trầm cảm hơn. Giữa các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, nhiều người mắc chứng rối loạn lưỡng cực 2 vẫn có một sống cuộc sống bình thường như bao người khác.

Rối loạn lưỡng cực II thường phải trải qua một giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất hai tuần và có ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ kéo dài khoảng bốn ngày mà không có giai đoạn nào là hưng cảm điển hình. Hiện loại rối loạn lưỡng cực này được đánh giá phổ biến hơn ở phụ nữ.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ rối loạn lưỡng cực 2

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực, nhưng những điều sau đây có thể đóng một vai trò nào đó:

  • nhiều yếu tố di truyền
  • nhân tố môi trường
  • đặc điểm cấu trúc trong não

Rối loạn lưỡng cực có nhiều khả năng phát triển ở những người có người thân mắc bệnh này.

Ngoài ra, căng thẳng và các sự kiện sang chấn có thể góp phần gây ra tình trạng này ở một người có khuynh hướng di truyền.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực 2

Những dấu hiệu của bệnh rối loạn lưỡng cực được các chuyên gia đánh giá có phần tương đồng với nhiều căn bệnh tâm lý khác. Trong đó, điển hình là một số triệu chứng như:

Triệu chứng của trầm cảm

Đây là các triệu chứng trầm cảm của bệnh rối loạn lưỡng cực. Người bệnh rơi vào những trạng thái cảm xúc và lối suy nghĩ tiêu cực. Thông thường, những triệu chứng này có thể kéo dài đến vài tháng nếu sức khỏe tinh thần của người bệnh không đủ mạnh để có thể tự vượt qua.

  • Đau buồn tột độ, chán nản và bất lực về bản thân
  • Không cảm nhận được sự hạnh phúc
  • Mất đi sự hứng thú cũng như nhiệt huyết trong công việc
  • Mất năng lượng, luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, kiệt sức dù không làm việc gì quá sức.
  • Rối loạn ăn uống, không có cảm giác thèm ăn hoặc ăn uống quá mức và kéo theo tình trạng sụt ký, tăng ký.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc hoặc ngủ nhiều hơn so với bình thường.
  • Suy giảm ham muốn tình dục, không cảm nhận được khoái cảm khi quan hệ.
  • Cảm thấy bế tắc, bi quan về cuộc sống tương lai phía trước.
  • Gặp vấn đề trong việc suy nghĩ, tập trung, khó đưa ra sự quyết định, dù là việc nhỏ nhất, suy giảm trí nhớ.
  • Đau mỏi vai gáy, đau đầu và thậm chí khởi phát rối loạn chuyển hóa.
  • Rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực không thể thoát ra được, lúc nào cũng suy nghĩ đến cái chết, tự làm tổn thương chính mình hoặc làm tổn hại đến người khác.

4. Những ai dễ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực 2

Theo một thống kê gần đây cho thấy, rối loạn lưỡng cực là căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi giới tính, mọi độ tuổi và có tỷ lệ 1% dân số thế giới mắc phải. Bệnh không chỉ gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề mà còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn lưỡng cực, có thể là những tác động nhỏ từ cuộc sống hằng ngày cho đến những chấn thương tâm lý lớn. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở những đối tượng sau:

  • Người trẻ tuổi (trong độ tuổi từ 18 – 24 tuổi)
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và đang trong thời kỳ cho con bú khoảng 6 – 12 tháng đầu.
  • Những người đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm hoặc những thành viên trong gia đình đang mắc bệnh này.
  • Những người thường xuyên phải đối mặt với sự căng thẳng, áp lực lâu ngày không được giải tỏa.
  • Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
  • Những người phải chịu sự đả kích, tổn thương tâm lý nặng nề, đột đột.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version