Tăng tiểu cầu là một rối loạn trong đó cơ thể bạn tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Khi đột nhiên thấy số lượng tiểu cầu trong máu tăng cao, nguyên nhân của tình trạng này có thể là gì, có nguy hiểm nhất định nào và cần xử trí ra sao. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Tăng tiểu cầu là bệnh gì?
Tiểu cầu là những phần tử máu được tạo ra trong tủy xương, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cục máu đông. Tăng tiểu cầu là một rối loạn trong đó cơ thể bạn tạo ra quá nhiều tiểu cầu.
Nó được gọi là tăng tiểu cầu phản ứng hoặc tăng tiểu cầu thứ phát khi nguyên nhân là một tình trạng ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng.
Ít phổ biến hơn, khi tăng tiểu cầu không có rối loạn cơ bản như nguyên nhân của nó, rối loạn này được gọi là tăng tiểu cầu nguyên phát hoặc tăng tiểu cầu thiết yếu. Đây là một bệnh về máu và tủy xương.
Bác sĩ có thể phát hiện chứng tăng tiểu cầu trong kết quả xét nghiệm máu định kỳ cho thấy mức độ tiểu cầu cao. Nếu xét nghiệm máu của bạn cho thấy có tăng tiểu cầu, điều quan trọng là phải xác định xem đó là tăng tiểu cầu phản ứng hay tăng tiểu cầu thiết yếu để biết cách kiểm soát rối loạn.
2. Triệu chứng của bệnh tăng tiểu cầu
Đặc điểm của tăng tiểu cầu sẽ phụ thuộc vào số lượng và bản chất gây ra nó. Nếu là phản ứng, số lượng thường không quá cao và sẽ về bình thường sau đó. Khi nguyên nhân đáp ứng được kiểm soát. Trong khi đó khi số lượng tăng cao đáng kể, hay gặp trong các hội chứng tân tăng sinh tuỷ. Sẽ có nhiều triệu chứng gợi ý:
- Đau đầu.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Đau ngực.
- Tê yếu cơ.
- Dị cảm đầu chi.
Trên nền một bệnh lý ví dụ như tân tăng sinh tuỷ khác thì kèm với triệu chứng của bệnh đó:
- Lách to: Biểu hiện có khối ở dưới sườn – hông bên trái, ăn mau no. Gặp trong bạch cầu mạn dòng tuỷ, xơ tuỷ nguyên phát.
- Da niêm đỏ rực, ngứa: Gặp trong Đa hồng cầu nguyên phát.
3. Nguyên nhân tăng tiểu cầu
Tủy xương, một mô xốp bên trong xương, chứa các tế bào gốc có thể phát triển thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Các tiểu cầu kết dính với nhau để giúp máu hình thành cục máu đông để cầm máu khi bạn làm tổn thương mạch máu, chẳng hạn như khi bạn tự cắt. Tăng tiểu cầu xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều tiểu cầu.
3.1. Tăng tiểu cầu phản ứng
Loại tăng tiểu cầu này là phổ biến nhất. Nó được gây ra bởi một vấn đề y tế tiềm ẩn, chẳng hạn như:
- Chảy máu cấp tính và mất máu
- Ung thư
- Nhiễm trùng
- Thiếu sắt
- Loại bỏ lá lách
- Thiếu máu tan máu, một loại thiếu máu trong đó cơ thể bạn phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn so với việc tạo ra chúng, thường do một số bệnh về máu hoặc rối loạn tự miễn dịch.
- Rối loạn viêm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh sarcoidosis, hoặc bệnh viêm ruột
- Phẫu thuật hoặc chấn thương khác
3.2. Tăng tiểu cầu thiết yếu
Nguyên nhân của rối loạn này không rõ ràng, nhưng nó thường dường như có liên quan đến đột biến ở nhiều loại gen. Tủy xương của bạn tạo ra quá nhiều tế bào hình thành tiểu cầu và những tiểu cầu này thường bất thường. Điều này có nguy cơ gây ra các biến chứng chảy máu hoặc đông máu cao hơn nhiều so với tăng tiểu cầu phản ứng.
4. Những lưu ý trong quá trình điều trị tăng tiểu cầu
Nếu bị tăng tiểu cầu nguyên hay thứ phát, cần chú ý đến những điều quan trọng sau đây:
- Đi khám bệnh thường xuyên khoảng 6 tháng/ lần.
- Chú ý đến vấn đề ăn uống: Người bị tăng tiểu cầu nên ăn các đồ tươi như rau tươi, hoa quả tươi… không nên sử dụng đồ ăn, thức uống đông lạnh.
Nên giảm ăn các loại lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế. Để giữ mức tiểu cầu ổn định, bạn cũng phải thường xuyên bổ xung các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B12, các loại khoáng chất cho cơ thể.
- Ngưng hút thuốc lá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol trong máu…
- Theo dõi những dấu chứng của huyết khối và chảy máu và báo cáo ngay cho bác sĩ.
- Dùng các loại thuốc men theo quy định:
Nếu đang dùng thuốc để giảm số lượng tiểu cầu, cần thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết trước khi thực hiện bất kì thủ thuật, phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa nào. Những loại thuốc làm “loãng” máu có thể làm tăng chảy máu khi thực hiện các thủ thuật đó và gây xuất huyết nội. Dấu hiệu của xuất huyết nội bao gồm các vết bầm tím, máu hoặc phân đen như hắc ín, nước tiểu màu hồng hoặc có máu, tăng chảy máu kinh nguyệt, chảy máu nướu răng và chảy máu cam.
Tránh dùng các thuốc giảm đau bán tự do như ibuprofen (ngoại trừ paracetamol). Các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá nhưng lại hạn chế tác dụng của aspirin.
Nguồn tham khảo: