Site icon Medplus.vn

Thiếu máu não đáng sợ như thế nào?

Thiếu máu não được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong. Tuy nhiên, đa số người bệnh vẫn chủ quan vì biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường có dấu hiệu thoáng qua rồi biến mất. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Dấu hiệu của thiếu máu não

Thiếu máu não được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Các triệu chứng của thiếu máu não rất đa dạng và biểu hiện khác nhau tùy vào từng mức độ nặng – nhẹ của người bệnh. Trong đó, các dấu hiệu thiếu máu não phổ biến nhất bao gồm:

2. Nguyên nhân gây thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não xuất hiện nhiều ở người trẻ bắt nguồn từ lối sống thụ động, không khoa học như ăn nhiều thức ăn nhanh, thức khuya, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, giờ giấc sinh hoạt không điều độ hay cuộc sống có quá nhiều căng thẳng.

Những yếu tố này đều kích thích sản sinh nhiều gốc tự do gây hại cho cơ thể. Các gốc tự do làm tổn thương cấu trúc tế bào thành mạch máu, từ đó gây cản trở dòng máu lưu thông lên não và khiến bệnh tình ngày một nghiêm trọng.

Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay do ùn tắc giao thông, khói bụi cùng với áp lực từ học tập, công việc cũng khiến mạch máu não bị co thắt bất thường, nhất là với những người bị dị dạng mạch máu bẩm sinh.

Tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, béo phì ở người trẻ tuổi đang tăng dần cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não. Đặc biệt, phụ nữ bị huyết áp thấp có khả năng bị thiếu máu lên não do tim không đủ sức bơm máu.

Ngoài ra, việc chủ quan khi thấy có những dấu hiệu bất thường của người trẻ làm cho bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.

3. Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu não nằm ở top 3 trong danh sách bệnh gây tử vong cao nhất (chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư).

Não tiêu thụ đến 20% dưỡng khí của toàn cơ thể, do đó rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Chỉ cần 10 giây không được cung cấp máu cũng có thể khiến cho mô não bắt đầu rơi vào rối loạn. Nếu tình trạng này kéo dài trong 4 phút, các tế bào thần kinh sẽ chết dần mà không thể hồi phục được nữa.

Thời gian đầu, người bệnh thiếu máu não có thể bị đau nhức đầu, mệt mỏi vai gáy, chóng mặt, ù tai, khó ngủ… Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ là, chủ quan với những triệu chứng đầu tiên, bệnh có thể dần dần tăng nặng. Các cục máu đông có thể gây chít hẹp lòng mạch bất cứ lúc nào, dẫn đến xuất hiện cơn thiếu máu đột ngột, nguy cơ gây tai nạn khi người bệnh đang làm việc trên cao, lái xe, bơi lội… Thậm chí, thiếu máu não rất dễ dẫn đến đột quỵ, nguy cơ tử vong cao.

Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ và gần một nửa trong số đó tử vong. Những bệnh nhân may mắn sống sót phải sống chung những di chứng hết sức nặng nề như liệt toàn thân hoặc một phần cơ thể, mất giọng nói, giảm trí nhớ…

4. Phòng ngừa thiếu máu não

Xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, với sự kết hợp của cả thực vật lẫn động vật:

  • Cung cấp các chất tham gia tạo máu: chất đạm, sắt, vitamin C, magie, folat, vitamin B12…
  • Thực phẩm giàu omega 3: cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển…
  • Thực phẩm giàu polyphenols: đậu, hạt, trà, ca cao…
  • Thực phẩm giàu nitrate: rau diếp (xà lách), rau chân vịt (bó xôi)…
  • Hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, thức uống có cồn
  • Tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Khám sức khỏe định kì để sáng lọc và phát hiện sớm bệnh lý.
  • Nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc quá sức.
  • Tránh thay đổi thân nhiệt đột ngột.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version