Thổ tam thất mọc hoang dại ở nhiều tỉnh nước ta, một số nơi trồng với tên thổ tam thất, nam bạch truật, bạch truât nam. Chủ yếu người ta đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rể con rồi phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng phơi hay sấy khô. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu thổ tam thất hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Thổ tam thất; Thổ phục linh; Khúc khắc; Drạng lò (Châu mạ); Tơ pớt (KHo),..
Tên khoa học: Gynura pseudochina DC.
Họ: Asteraceae (Cúc)
Đặc điểm dược liệu
- Cây mọc thẳng, đứng nhẵn, có rễ củ tròn, mẫm.
- Lá mọc ở gốc, hình bầu dục thuôn dài, đầu tù, phía gốc lá hẹp lại gần như nguyên hay lượn sóng hoặc xẻ lông chim, dài 10-15cm, rộng 1,5-5cm.
- Cụm hoa hình đầu màu vàng, 1-5 mọc thành ngũ ở ngọn. Tổng bao có lá bắc phía ngoài 4mm, phía trong 10mm.
- Quả bé hình trụ, trên đỉnh và gốc có một đĩa, dài 2,5mm.
Bộ phận dùng
Dùng bộ phận rể củ và lá để làm thuốc.
Thu hái và chế biến
Chế biến: Chủ yếu người ta đào lấy củ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rể con rồi phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng phơi hay sấy khô. Một số nơi dùng lá tươi làm thuốc.
Phân bố
Mọc hoang dại ở nhiều tỉnh nước ta, một số nơi trồng với tên thổ tam thất, nam bạch truật, bạch truât nam.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Thổ tam thất có chứa các alcaloid nhân pyrolizidin như senecionin, seneciphylin, seneciphylinin. Ngoài ra còn chứa gynurin, acid succinic, D – manitol, thymin, adenin…
Tính vị
Lá cây có tính làm dịu và tan sương có tác dụng giải nhiệt và tiêu độc.
Quy kinh
Chưa được nghiên cứu.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Chưa được nghiên cứu.
Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, thổ hoàng liên có tác dụng:
- Giải nhiệt
- Tiêu độc
- Điều huyết
- Chống ho
- Làm mát máu
- Sinh tân dịch
- Chữa sốt
- Chữa đau họng
- Tan mụn nhọt
Cách dùng và liều lượng
- Rể củ thái mỏng phơi hay sấy khô tán nhỏ sắc uống cho phụ nữ mới sinh nở, làm thuốc bổ và điều kinh. Người ta còn dùng để chữa sốt. Ngày dùng 6-12g.
- Lá giã nát đắp lên các mụn nhọt cho tan. Nước sắc lá dùng ngậm chữa đau họng.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Thân và lá thổ tam thất có thể dùng làm rau ăn như rau bầu đất, vừa mát lại giải nhiệt. Người ta thường dùng cây lá giã nát đắp trên các mụn nhọt để làm tan sưng và trị viêm quầng.
Rễ củ thổ tam thất thái mỏng phơi hay sấy khô tán nhỏ sắc uống cho phụ nữ mới sinh nở, làm thuốc bổ và điều kinh. Người ta còn dùng để chữa sốt. Ngày dùng 6-12g.
Lá thổ tam thất giã nát đắp lên các mụn nhọt cho tan. Nước sắc lá dùng để chữa đau họng.
Người ta còn dùng củ thổ tam thất sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Ðồng Tháp có tên gọi là Ngải rét; có khi còn dùng làm thuốc đắp vào tay người bệnh khi lên cơn.
Rễ thổ tam thất còn được dùng trị xuất huyết tử cung, lỵ và tiêu viêm các vết thương.
Ở Ấn Độ, cây được dùng làm thuốc dịu, tan sưng, dùng chữa viêm quầng và u bướu ở vú. Dịch lá làm thuốc súc miệng dùng khi bị viêm họng.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thổ tam thất cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: