Site icon Medplus.vn

Thông tin chi tiết: Soi tươi dịch niệu đạo bạn cần biết

Soi tươi dịch niệu đạo là một xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy dịch niệu đạo dàn lên phiến kính rồi nhuộm. Hình thể vi khuẩn cũng như các tế bào trong dịch niệu đạo sau khi nhuộm sẽ được quan sát qua kính hiển vi. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Soi Tươi Dịch Niệu Đạo Là Gì?

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu xuất phát từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, đối với nam giới, tại dương vật niệu đạo cũng là đường của tinh dịch ra khỏi cơ thể. Như vậy, viêm niệu đạo chính là tình trạng viêm ống dẫn tiểu.

Soi Tươi Dịch Niệu Đạo

Những căn nguyên gây ra tình trạng viêm niệu đạo thường gặp là nấm, một số loại virus, vi khuẩn lậu (N.gonorrhoeae), Mycoplasma, Chlamydia…

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị viêm niệu đạo, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm soi tươi dịch niệu đạo để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Xét nghiệm này sẽ được thực hiện bằng cách lấy mẫu dịch niệu đạo của bệnh nhân rồi dàn lên phiến kính để nhuộm.

Lúc này, hình thể vi khuẩn và những tế bào hiện diện ở dịch niệu đạo sau khi được nhuộm có thể dễ dàng quan sát dưới kính hiển vi. Dựa vào màu sắc, hình thái của những loại vi khuẩn và tế bào, sẽ là cơ sở để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.

Xét nghiệm vi nấm soi tươi là gì? Soi tươi dịch niệu đạo là một xét nghiệm không quá phức tạp, chi phí cho một lần xét nghiệm cũng rất tiết kiệm, kết quả nhanh chóng, đặc biệt là có giá trị chẩn đoán cao đối với bệnh viêm niệu đạo cấp tính, điển hình là viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu gây nên.

Đối với nam giới, khi mắc bệnh liên quan đến đường sinh dục sẽ gây ra dấu hiệu viêm nhiễm, đồng thời tăng tiết dịch niệu đạo cùng những triệu chứng như tiểu đau, buốt.

Vi nấm soi tươi để làm gì? Thông qua soi tươi dịch niệu đạo và những xét nghiệm liên quan sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng viêm nhiễm và những bệnh lý khác nếu có.

Bạn nên nên đến bệnh viện để xét nghiệm soi tươi dịch niệu đạo khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sau:

2. Các bước tiến hành soi tươi dịch niệu đạo

Bước 1: Bác sĩ lâm sàng thăm khám và lấy dịch niệu đạo bằng que cấy hoặc tăm bông, sau đó phết lên lam kính và gửi khoa xét nghiệm.

Bước 2: Khoa xét nghiệm tiến hành nhuộm và đọc tiêu bản nhuộm dưới kính hiển vi. Kết quả sẽ được trả về bác sĩ lâm sàng trong vòng 1-2h.

Bước 3: Bác sĩ lâm sàng phân tích kết quả và cho người bệnh biết có mắc các căn nguyên gây viêm niệu đạo hay không?

Bước 4: Tùy vào nguyên nhân và từng loại bệnh và xây dựng phác đồ điều trị cho từng loại bệnh.

3. Kết Quả Soi Tươi Dịch Niệu Đạo Phản Ánh Điều Gì?

Soi Tươi Dịch Niệu Đạo

Xét nghiệm soi tươi dịch niệu đạo sẽ dựa trên cấu trúc, hình thái, tính chất bắt màu của vi khuẩn khi nhuộm gram để phân biệt được vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.

Kỹ thuật nhuộm gram thông thường sẽ được tiến hành kèm theo với soi tươi cùng nước muối sinh lý, giúp bác sĩ đánh giá được sự hoạt động của trùng roi đường sinh dục nếu có.

Kết quả của một lam nhuộm soi dịch đường sinh dục thông thường sẽ giúp phát hiện ra những tình trạng bệnh thông qua việc đánh giá các loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh. Đối với kết quả bình thường sẽ bao gồm:

  • Nấm: Thông thường loại nấm thường gặp là nấm Candida albicans, các tế bào nấm men hình bầu dục, hoặc đôi khi không có sợi nấm, bắt màu gram dương. Kết quả âm tính có nghĩa là không bị nhiễm nấm.
  • Trichomonas: Thường sẽ được ưu tiên quan sát ở lần soi tươi cùng với nước muối sinh lý để có thể đánh giá được sự di động. Kết quả âm tính có nghĩa là không bị nhiễm trùng roi Trichomonas vaginalis.
  • Cầu khuẩn gram: kết quả âm tính có nghĩa không bị nhiễm các cầu khuẩn gram dương.
  • Trực khuẩn gram: Kết quả âm tính có nghĩa không bị nhiễm các loại vi khuẩn là những trực khuẩn gram âm điển hình như pseudomonas, Escherichia.
  • Bạch cầu: Kết quả dương tính có nghĩa là có bạch cầu trong mẫu dịch. Đây là dấu hiệu nghi ngờ tình trạng viêm.
  • Song cầu gram âm: Kết quả âm tính có nghĩa không có lậu cầu.
  • Clue cell (-): Tế bào clue cell âm tính trong mẫu dịch.
  • Test sniff (-): Âm tính.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version