Site icon Medplus.vn

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân con vẫn phát triển tốt

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân con vẫn phát triển tốt

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân con vẫn phát triển tốt

Vì sao cần có thực đơn không tăng cân cho bà bầu?

Tăng cân khi mang thai là việc bình thường, nhưng việc tăng cân nhanh chóng cũng là một mối lo ngại lớn đối với các mẹ bầu. Nó ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm thai kỳ. Vậy nên, trong 40 tuần thai kỳ, việc chuẩn bị thực đơn không tăng cân cho bà bầu là rất cần thiết. Mức tăng cân theo khuyến cáo của bác sĩ là 9-15kg. Nếu vượt qua mức khuyến cáo, mẹ rất dễ bị béo phì, và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Thực đơn không bị tăng cân cho bà bầu sẽ giúp mẹ cải thiện nỗi lo trên.

Tăng cân khi mang thai là việc bình thường, nhưng việc tăng cân nhanh chóng cũng là một mối lo ngại lớn đối với các mẹ bầu.

Lời khuyên cho thực đơn không tăng cân cho bà bầu

Cung cấp khoáng chất và vitamin

Một số khoáng chất và vitamin không thể thiếu trong thai kỳ mẹ cần lưu ý:

Canxi

Canxi cần cho sự hình thành bộ xương và tạo răng cho thai nhi. Định mức canxi dành cho mẹ bầu cần bổ sung là 300mg/ngày đạt 1000mg/ ngày.

Axit folic

Acid folic cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Phụ nữ có bầu cần lượng axit folic cao hơn người bình thường là 600 μg /ngày. Nếu không cung cấp đủ axit folic mẹ bầu dễ bị thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu, gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Viatmin A

Vitamin A giúp cho sự phát triển của thai nhi và tăng sức đề kháng cho mẹ. Mẹ bầu cần bổ sung đủ 800 μg/ngày vitamin A, và không nên bổ sung quá mức này dễ dẫn đến quái thai.

Vitamin A giúp cho sự phát triển của thai nhi và tăng sức đề kháng cho mẹ.

Vitamin D

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi, photpho, cùng cấu tạo hình thành xương cho thai nhi. Việc không cung cấp đủ vitamin D khiến trẻ bị nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương sớm…Mẹ bầu có thể hấp thu vitamin D bằng cách tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.

Vitamin B1

Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ vitamin B1 để phòng ngừa bệnh tê phù trong và sau quá trình mang thai. Vitamin B1 có trong gạo không xay quá trắng và các loại cá.

Các vi chất

Sắt là vi chất không thể thiếu trong thai kỳ của mẹ. Mẹ bầu có thể uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ về định lượng cần thiết tùy vào tình trạng thiếu sắt của mình.

Sắt giúp bổ sung máu và cung cấp oxy lên não

I ốt có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu. Mẹ bầu nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày là cá biển, rong biển, muối ăn… để đáp ứng lượng I ốt 200μg/ngày. Mẹ bầu thiếu I ốt có khả năng sảy thai cao, thai chết, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não. Cân nặng sơ sinh thấp, dễ bị khuyết tật bẩm sinh như liệt tay chân, điếc, lé, nói ngọng…

Thực đơn không tăng cân cho bà bầu

Thực đơn 1

Thực đơn gợi ý cho mẹ bầu

Thực đơn 2

Thực đơn 3

Những sai lầm cho thực đơn không tăng cân cho bà bầu

Bà bầu thèm ăn khi mang thai

Khi mang thai, bà bầu bất giác rất thèm ăn một thứ gì đó, có thể là đồ ngọt. Đây là cảm giác phổ biến ở mẹ bầu, cũng có trường hợp là cực kỳ không thích một loại thực phẩm nào đó.

Thông thường thèm ăn là cách cơ thể báo hiệu rằng nó đang cần cung cấp một chất dinh dưỡng cụ thể. Những lúc thế này mẹ nên cung cấp vào cơ thể dưỡng thực phẩm dinh dưỡng thay vì những món ăn vặt không an toàn.

Mang thai là ăn cho 2 người

Mọi người thường cho rằng mang thai là ăn cho 2 người. Tuy nhiên, đây là quan điểm cực kỳ sai lầm. Khi mang thai không có nghĩa là mẹ bầu cần cung cấp gấp đôi lượng calo của mình. Trong 3 tháng đầu này mẹ chỉ cần cung cấp đúng nhu cầu cơ bản như trước khi mang thai. Cuối tháng thứ 3, mẹ nên tăng thêm khoảng 200 calo vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Đồng thời có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện nhất.

Những nguyên tắc chung cho thực đơn không tăng cân cho bà bầu

Không bỏ bữa sáng

Không chỉ là thói quen cần thiết với các mẹ bầu mà mọi thành viên gia đình đều không nên bỏ bữa sáng. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm, bởi bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bữa sáng cho bà bầu cần nhiều dưỡng chất để cung cấp đủ năng lượng cho mẹ khởi đầu ngày mới hoàn hảo. Nếu bỏ bữa kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ. Ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ốm nghén khiến mẹ liên tục buồn nôn, chán ăn, khó tiêu hóa trong các bữa chính. Mẹo nhỏ là mẹ nên chia nhỏ khẩu phần thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp mẹ nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết. Giúp ổn định được lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa.

Tránh ăn vặt quá nhiều

Khi mang thai, ăn vặt là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nên ăn những thức ăn lành mạnh sẽ giúp mẹ không tăng cân.

Tham khảo: Top 10 đồ ăn vặt cho bà bầu tốt cho thai nhi

Ăn chậm nhai kỹ

Mẹo vặt này làm cho dạ dày có cảm giác nhanh no. Kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho các biện pháp giảm cân sau sinh.

Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước và tập luyện các bài tập thể dục phù hợp hoặc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version