Site icon Medplus.vn

Tiền Đái Tháo Đường – Nguy Cơ Chuyển Sang Tiểu Đường Nếu Không Kiểm Soát Tốt Đường Huyết

Nhiều người cho rằng tiền đái tháo đường chỉ là một dạng rối loạn tạm thời sẽ tự khỏi theo thời gian. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Một chế độ sinh hoạt ăn uống thoải mái dẫn đến nạp những chất có hại vào cơ thể sẽ làm tăng lượng đường huyết lên cao và kéo dài, dẫn đến tiền đái tháo đường. Nếu chuyển sang tiểu đường tuýp 2 sẽ gây khó khăn trong điều trị và sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Tiền Đái Tháo Đường Là Gì?

Khi mức độ glucose (đường trong máu) tăng hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để gây ra bệnh tiểu đường sẽ được gọi là tiền đái tháo đường, hay nói cách khác thì đây là một dạng rối loạn đường huyết.

Nếu nhịn ăn trong thời gian ít nhất 8 giờ sau đó đo nồng độ glucose trong máu là bình thường sẽ chỉ dao động trong mức 70-100mg/dL. Nhưng khi rối loạn dung nạp glucose sẽ khiến lượng đường trong máu khi đói tăng, chỉ số đường huyết tiền tiểu đường sẽ cao hơn mức 126mg/dL.

Tiền đái tháo đường là gì Có nguy hiểm không

Có thể hiểu rằng tiền đái tháo đường nằm ở giai đoạn giữa, vượt quá ngưỡng cơ thể bình thường và chưa đến giai đoạn được nhận định là bệnh tiểu đường.

Nhiều người cho rằng tiền tiểu đường không phải là bệnh nên không có gì lo lắng. Nhưng thật ra khi bị tiền tiểu đường vẫn có khả năng gây tổn hại đến tim mạch, hệ tuần hoàn và hiện tượng xơ cứng động mạch cũng có thể phát triển từ giai đoạn tiền thân của bệnh tiểu đường gây nên.

2. Nguyên Nhân Gây Bệnh Tiền Tiểu Đường

Theo các nghiên cứu y khoa, cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiền đái tháo đường.

Nhưng một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến khả năng mắc tiền đái tháo đường trong nhiều trường hợp là do yếu tố di truyền. Một nguyên nhân khác là mỡ thừa bị tích tụ quá nhiều cũng có nguy cơ dẫn đến tiền đái tháo đường.

Cơ chế gây ra tiền đái tháo đường là do các gen có nhiệm vụ kiểm soát insulin gặp vấn đề bất thường, dẫn đến lượng insulin không được tạo ra đủ thông qua đường ăn uống hoặc do cơ thể không có khả năng hấp thụ được insulin, khiến nồng độ đường tích tụ và tăng cao trong máu.

3. Triệu Chứng Của Tiền Đái Tháo Đường Như Thế Nào?

Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn có diễn biến âm thầm, không có triệu chứng cụ thể nên rất khó phát hiện, chỉ khi làm các xét nghiệm chẩn đoán tiền đái tháo đường mới phát hiện ra.

Phương pháp xét nghiệm chủ yếu được áp dụng là thử glucose trong lúc đói. Bệnh nhân sẽ được cho uống nước đường, đợi sau 2 tiếng sẽ được đo lại đường huyết.

Nếu chỉ số đường huyết dưới 11mmol/l nhưng cao hơn 6,9 mmol/l thì đã bị tiền đái tháo đường, còn cao hơn mức 11mmol/l cho thấy bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Một số dấu hiệu điển hình thường xuất hiện ở bệnh nhân tiền đái tháo đường

Mặc dù trong hầu hết các trường hợp không có triệu chứng cụ thể, nhưng vẫn có một số dấu hiệu bệnh nhân có thể nghi ngờ để đi kiểm tra đường huyết như sau:

Một dấu hiệu phổ biến nhất mà mọi người nên đặc biệt chú ý đó là màu da sẽ thay đổi. Đối với người mắc tiền đái tháo đường thì màu da có xu hướng tối hơn bình thường, có thể quan sát rõ rệt nhất ở vùng cổ, đầu gối, vùng dưới nách, khuỷu tay và khớp ở ngón tay.

4. Đối Tượng Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiền Đái Tháo Đường?

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao hơn người khác

Bạn sẽ có nguy cơ của bệnh tiền đái tháo đường cao hơn người khác nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ sau:

Xét nghiệm tiểu đường khi nào? Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường và xuất hiện kèm các triệu chứng như tiểu bất thường, có cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là da có màu tối hơn bình thường cần đến các trung tâm hoặc bệnh viện làm xét nghiệm tiểu đường để được kiểm tra và điều trị sớm, tránh nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, gây khó khăn cho việc điều trị.

5. Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Tiền Đái Tháo Đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường thường được áp dụng thông qua 2 phương pháp là định lượng chỉ số đường huyết lúc đói và xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.

5.1. Chỉ số đường huyết lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói là phương pháp lấy mẫu máu của bệnh nhân để tiến hành đo chỉ số đường huyết khi bệnh nhân đói.

Để có kết quả chính xác nhất buộc bệnh nhân phải nhịn đói ít nhất 8 tiếng, thông thường đo chỉ số đường huyết vào buổi sáng là tốt nhất.

Bên cạnh việc nhịn đói thì lượng nước nạp vào cơ thể cũng cần phải kiểm soát trước khi làm xét nghiệm. Bệnh nhân chỉ nên uống nước và trà không chứa đường ở mức giới hạn.

Thông thường trong các xét nghiệm tổng quát kiểm tra định kỳ thì đo chỉ số đường huyết lúc đói cũng là một trong những xét nghiệm cơ bản.

5.2. Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống OGTT

Nếu các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc tiền đái tháo đường hoặc bệnh tiểu đường sẽ được chỉ định làm xét nghiệm dung nạp glucose đường uống OGTT (Oral glucose tolerance test) để chẩn đoán. Tuy nhiên xét nghiệm này thường không có trong những loại xét nghiệm khi khám tổng quát.

Để tiến hành xét nghiệm OGTT, bệnh nhân phải nhịn đói trên 10 tiếng, thường tính từ lúc sau bữa tối hôm trước đến sáng hôm sau.

Trong thời gian 3 ngày trước khi xét nghiệm, bệnh nhân nên ăn chế độ ăn giàu carbohydrate từ các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột bao gồm cơm, phở, ngũ cốc, rau củ, trái cây…

Khi đủ thời gian bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu trong lúc đói. Tiếp theo bệnh nhân sẽ phải uống  từ 75g- 100g glucose khan pha trong khoảng 200ml nước lọc. Đợi thời gian sau 1 giờ sẽ tiếp tục lấy mẫu máu một lần, và lần thứ 3 là sau 2 giờ.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống nhằm kiểm tra lượng đường có tăng sau bữa ăn hay không, và sau đó lượng đường có trong máu vẫn ở mức cao hay hạ xuống mức cho phép.

Thông qua xét nghiệm này cũng là một phương pháp nhằm chẩn đoán và phát hiện ra bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường tiềm ẩn.

6. Xét Nghiệm Tiểu Đường Ở Đâu?

Khi bệnh nhân nghi ngờ mình bị đái tháo đường hay tiền đái tháo đường muốn đi kiểm tra nhưng lại lo ngại vấn đề xét nghiệm tiểu đường ở đâu?

Hiện nay có nhiều bệnh viện công lập lẫn bệnh viện tư có tiến hành xét nghiệm bệnh tiểu đường. Bạn có thể chọn những nơi gần ở địa phương để tiện cho việc di chuyển. Mỗi bệnh viện sẽ có trang thiết bị để chẩn đoán khác theo, theo đó thời gian trả kết quả cũng không giống nhau.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về vấn đề trước khi làm xét nghiệm cần lưu ý gì, có thể đặt lịch hẹn trước không, hay muốn được tư vấn thêm phù hợp với tình trạng sức khoẻ để có sự chuẩn bị tránh mất thời gian bạn cũng có thể gọi đến hotline 19001717 của Diag – Trung tâm chẩn đoán y khoa uy tín hiện nay để được tư vấn và giải đáp cụ thể nhất.

7. Chữa Trị Tiền Đái Tháo Đường

Khi nhận kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân bị mắc tiền đái tháo đường, nhiều người không khỏi lo lắng và đặt ra câu hỏi là tiền đái tháo đường có chữa được không?

Tiền đái tháo đường chữa trị bằng cách nào

Tiền đái tháo đường được điều trị và kiểm soát nhằm ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 bằng cách thay đổi thói quen sống và chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.

Để làm được điều này, bệnh nhân cần thực hiện được những điều sau:

Tiền đái tháo đường là giai đoạn trước khi phát triển thành tiểu đường. Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân có thể thay đổi lối sống theo hướng tích cực kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt.

Nếu không tích cực trong việc điều trị tiền tiểu đường, đến khi khởi phát sang bệnh tiểu đường sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đồng thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng tiểu đường.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version