Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Dấu Hiệu Thường Gặp Khi Bị Tiền Sản Giật
Phụ nữ mang thai mắc tiền sản giật có thể có hoặc không có biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế bà bầu cần đi khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì cần tới cơ sơ y khoa gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm.
- Tăng huyết áp thai kỳ
Sản phụ cần theo dõi huyết áp khi mang thai vì huyết áp tăng là dấu hiệu đầu tiên của tiền sản giật.
- Sưng mặt hoặc sưng ở tay
Khi mang thai nếu bà bầu bị sưng mặt (đặc biệt ở vùng quanh mắt) hoặc tay bị sưng thì cần lưu ý và quan sát thêm các triệu chứng khác.
- Xuất hiện những cơn đau đầu dai dẳng
Nếu xuất hiện những cơn đau đầu kéo dài và thường xuyên thì bà bầu cần đi khám ngay.
- Tăng cân nhanh chóng
Tăng cân là tình trạng bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên việc tăng cân quá nhanh và bất thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe.
- Đau bụng trên
Phụ nữ mang thai nếu bị đau bụng trên mà nguyên nhân không phải do ợ nóng hoặc do bé đạp thì đó có thể là biểu hiện của tiền sản giật.
- Khó thở, thở hụt hơi
Đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe mà bà bầu tuyệt đối không được bỏ qua.
- Buồn nôn, nôn mửa đột ngột
Khi đã hết thời kỳ nghén mà mẹ bầu vẫn cảm thấy buồn nôn và bị nôn đột ngột thì cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác.
- Hoa mắt, tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực
Nếu khi mang thai xuất hiện tình trạng hoa mắt, nhìn các vật không rõ, xuất hiện đốm sáng,…thì cần đi khám sớm.
- Đi tiểu ít
Đi tiểu ít, lượng nước tiểu giảm cũng là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật mà bà bầu cần lưu ý.
2. Tiền Sản Giật Có Thể Gây Ra Những Biến Chứng Gì?
Tiền sản giật nếu không được theo dõi và phát hiện sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp ở sản phụ bị tiền sản giật.
Sản giật
Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn tới biến chứng sản giật (tình trạng co giật khi mang thai). Đây là một biến chứng vô cùng nghiêm trọng gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
Sinh non
Sinh non là biến chứng dễ gặp đối với những sản phụ mắc tiền sản giật ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp bách thì việc sinh sớm sẽ hạn chế nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé.
Nhau thai bong non
Nguy cơ vỡ nhau thai khi bị tiền sản giật thường ở mức cao. Nhau thai bị tách ra khỏi thành trong tử cung trước khi sinh. Những trường hợp có diễn biến đột ngột và nghiêm trọng có thể gây nên tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa tính mạng cho mẹ và bé.
Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP được xem là một biến thể của tình trạng sản giật. Hội chứng này thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, một số trường hợp có thể xảy ra ở thời điểm sau sinh.
Bệnh tim mạch
Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và mạch máu trong tương lai. Đặc biệt với những phụ nữ sinh non hoặc bị tiền sản giật nhiều lần.
Tổn thương cơ quan khác
Khi bị tiền sản giật, thai phụ cũng có thể gặp phải các biến chứng dẫn tới tổn thương thận, gan, tim, phổi, mắt,…Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật mà các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương nhiều hay ít.
3. Cách Phòng Ngừa Tiền Sản Giật Trước Và Sau Sinh
Để hạn chế nguy cơ mắc tiền sản giật trước và sau sinh thì mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thường xuyên, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời bất thường trong cơ thể.
- Tập luyện thể dục thường xuyên với các động tác phù hợp giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, duy trì cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi trong suốt thai kỳ.
- Khi mang thai mẹ bầu cần đảm bảo giấc ngủ, nên ngủ từ 8 tiếng trở lên mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như giúp cho đầu óc được thư giãn.
- Nước là thành phần không thể thiếu, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì việc bổ sung đủ khoảng 8 ly nước mỗi ngày là vô cùng cần thiết.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đồng thời hạn chế tình trạng cao huyết áp. Các thực phẩm tốt giúp ngăn ngừa tiền sản giật như: bơ, khoai lang, chuối, dưa chuột,…
- Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như: axit folic, sắt, canxi, vitamin C, B, E, phốt pho, magiê,…Ngoài ra, mẹ bầu còn cần tăng cường bổ sung vitamin D cho cơ thể ở mức cần thiết.
Để ngăn ngừa tiền sản giật khi mang thai cũng như vượt cạn an toàn thì mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, tập luyện điều độ, kết hợp với khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe tốt nhất.
Nguồn tham khảo: