Site icon Medplus.vn

[Tìm hiểu] Vì sao tăng huyết áp nguy hiểm, dễ tai biến đột quỵ?

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, tức trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, với nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa. Hãy cùng, Medplus tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Vì sao tăng huyết áp nguy hiểm, dễ tai biến đột quỵ?

Bệnh tăng huyết áp nguy hiểm, dễ tai biến đột quỵ

Bệnh tăng huyết áp nguy hiểm bởi nếu lơ là, không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng: Đau tim, đột quỵ do xơ cứng và xơ vữa động mạch), chứng phình động mạch. Ngoài ra, huyết áp cao dễ “tấn công” những đối tượng đặc thù:

– Tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp đi cùng với tuổi, đặc biệt ở người từ 45 tuổi trở lên.

– Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng cao nếu trong gia đình bạn cũng có người bị tăng huyết áp.

– Thừa cân, béo phì: Cân nặng càng cao thì bạn cần nhiều máu hơn để cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô, cơ quan. Khi thể tích máu lưu thông qua các mạch máu tăng lên, thì áp lực máu lên thành động mạch cũng tăng theo.

– Không vận động thường xuyên: Những người ít vận động thường có xu hướng nhịp tim cao hơn, khi nhịp tim càng cao, tim bạn phải hoạt động mạnh hơn, với mỗi cơn co thắt, lực tác động lên động mạch càng lớn khiến huyết áp cao hơn. Thiếu hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy cơ thừa cân.

– Hút thuốc: Việc hút thuốc không chỉ làm tăng huyết áp tạm thời mà những chất hoá học trong khói thuốc còn gây phá huỷ thành mạch, điều này khiến lòng động mạch bị thu hẹp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.

– Ăn nhiều muối: quá nhiều muối trong khẩu phần ăn khiến cơ thể bạn tăng giữ nước, gây tăng huyết áp.

– Thiếu Kali trong khẩu phần ăn: Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bạn, nếu không cung cấp đủ kali, bạn sẽ bị tích lũy quá nhiều natri trong máu.

– Uống nhiều bia, rượu: Rượu bia gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim do huyết áp.

– Stress: Căng thẳng nhiều cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp tạm thời.

– Mắc các bệnh mạn tính: Một số bệnh mạn tính cũng có nguy cơ gây tăng huyết áp như bệnh thận, đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ, …

2. Huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp cao còn gọi là tăng huyết áp, là trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không chữa trị, ổn định huyết áp kịp thời.

Các loại cao huyết áp:

Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018

Huyết áp tối ưu Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg
Huyết áp bình thường Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg
Tăng huyết áp độ 1 Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg
Tăng huyết áp độ 2 Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg
Tăng huyết áp độ 3 Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng huyết áp:

Các triệu chứng khác nhau của tăng huyết áp như sau:

4. Các phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp

Có hai cách để kiểm soát huyết áp cao, đó là:

  1. Sửa đổi lối sống,
  2. Thuốc.

4.1. Sửa đổi lối sống:

4.2. Thuốc:

Những loại thuốc này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp để kiểm soát huyết áp.

 5. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp 

Có nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa tăng huyết áp như sau:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version