Site icon Medplus.vn

Top 5 vấn đề bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Bệnh phụ khoa chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với chị em nữ giới. Hãy cùng Medplus trang bị những hiểu biết căn bản về “bệnh phụ nữ” để ngăn ngừa các vấn đề thường gặp nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Chảy máu tử cung bất thường

Chảy máu tử cung bất thường là một thuật ngữ rộng được sử dụng để mô tả chảy máu âm đạo bất thường. Định nghĩa về chảy máu tử cung bất thường thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời người phụ nữ. Ví dụ, bất kỳ loại chảy máu nào cũng được coi là bất thường đối với trẻ em gái trước tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh.

Đối với phụ nữ đang trong độ tuổi hành kinh, hiện tượng ra máu bất thường có thể kèm theo chảy máu nhiều khi hành kinh, ra máu ngoài chu kỳ kinh hoặc hoàn toàn không ra máu.

Các triệu chứng của chảy máu tử cung bất thường ở bệnh phụ khoa bao gồm:

2. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một vấn đề bệnh phụ khoa phổ biến xảy ra khi mô nội mạc tử cung, vốn chỉ nằm bên trong tử cung của phụ nữ, bị lạc chỗ bên ngoài tử cung. Nếu một phụ nữ không mang thai trong chu kỳ hàng tháng của mình, lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra trong kỳ kinh nguyệt mỗi tháng.

Đối với những phụ nữ có mô nội mạc tử cung bên ngoài tử cung, mô sẽ bong ra nhưng không đi đến đâu, dẫn đến viêm đau và mô sẹo.

Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung bao gồm:

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung là sự phát triển không phải ung thư của tử cung. Chúng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi và xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ Mỹ gốc Phi.

Các loại u xơ tử cung ở bệnh phụ khoa chính bao gồm:

Các triệu chứng của u xơ tử cung bao gồm:

4. Sa tạng vùng chậu

Sa cơ quan vùng chậu (POP) xảy ra khi các mô liên kết và dây chằng để hỗ trợ âm đạo, bàng quang, trực tràng và tử cung bị tổn thương hoặc suy yếu. Điều này khiến các cơ quan vùng chậu bị lún xuống hoặc sa ra ngoài.

Các triệu chứng của sa vùng chậu bao gồm:

5. Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ ở bệnh phụ khoa xảy ra khi mất khả năng kiểm soát việc thải nước tiểu, và thường gặp ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Mặc dù tình trạng này phổ biến, nhưng có rất nhiều lựa chọn điều trị và không nên được chấp nhận như bình thường.

Có ba loại tiểu không kiểm soát ở bệnh phụ khoa:

6. Phương pháp phòng ngừa bệnh phụ khoa ở phụ nữ

6.1. Vệ sinh vùng kín

Sử dụng nước ấm để rửa vùng kín và lau bằng khăn mềm ít nhất 2-3 lần/ ngày, khăn mềm có thể làm giảm mồ hôi tích tụ và do đó loại bỏ mùi khó chịu. Tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, nước hoa và xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo.

Theo các chuyên gia sức khỏe, những sản phẩm này tưởng rằng sẽ giúp âm đạo khỏe mạnh và thơm tho, nhưng ngược lại, chúng chứa các hóa chất độc hại làm giảm nồng độ pH của âm đạo và gây khô rát. Khi bị khô, âm đạo có mùi trầm trọng hơn.

Bạn có thể phòng ngừa lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo bằng cách lau theo chiều từ trước ra sau khi đi vệ sinh xong. Bước này giúp vùng kín không nhiễm vi khuẩn gây nên mùi hôi và viêm nhiễm có thể.

6.2. Vệ sinh vùng kín trong thời gian “rụng dâu” và mang thai

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh sau 3 – 4 giờ/lần, nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, làm vùng kín có mùi, nhiễm khuẩn. Khi thay băng vệ sinh, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô, sau đó mới dùng băng mới.

Trong thời kỳ mang thai, hậu sản, chị em nên vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ, lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ kích ứng da. Bạn có thể vệ sinh vùng tam giác bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhớ lau rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa.

6.3. Sử dụng quần lót phù hợp

Tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester… trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mặc các loại như quần lót có dây, quần lót ôm sát… Những chất liệu và các loại đồ lót này có thể gây kích ứng các mô mềm, làm các nấm men phát triển, dẫn đến mùi hôi.

Đảm bảo rằng bạn thay đổi quần lót hàng ngày hoặc thậm chí hai lần một ngày khi ra mồ hôi nhiều. Mồ hôi tích tụ trong quần lót có thể dẫn đến sự phát triển của nấm men trong âm đạo, gây ra mùi hôi. Thay đồ lót và vệ sinh vùng kín sau khi đi bộ hoặc tập thể dục là điều cần thiết.

6.4. Ăn sữa chua

Không chỉ là một sản phẩm làm đẹp da, giữ dáng mà sữa chua còn được biết đến là một “phương thuốc” diệt mùi hiệu quả. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi trong đó có vi khuẩn lactobacillus – khắc tinh của nấm Candida (một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi vùng kín) và giúp cân bằng độ pH của âm đạo. Phương pháp này rất đơn giản.

Chỉ cần bạn ăn 2 cốc sữa chua không đường mỗi ngày, mùi hôi vùng kín sẽ nhanh chóng bị tống khứ. Pha loãng rượu giấm táo với nước ấm để rửa vùng kín khoảng 20 phút cũng có thể giúp loại bỏ mùi hôi, vì nó làm giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm.

6.5. Khám phụ khoa định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ

Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với các biểu hiện như ngứa rát, ra khí hư bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị hôi vùng kín.

Không nên ngại ngùng, che giấu, tự chữa trị sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Một lời khuyên nữa là bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh, thơm tho.

6.6. Sử dụng nước rửa vệ sinh vùng kín hàng ngày

Nước rửa phụ khoa có tác dụng vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khử mùi hôi, giảm tình trạng viêm ngứa và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ở phụ nữ khác. Những sản phẩm dung dịch vệ sinh được khuyên dùng là:

6.6.1. Nước rửa vệ sinh Abena Intimate Care

Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena Intimate Care chống lại các nhiễm trùng và điều kiện gây viêm

Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena Intimate Care có ưu điểm lành tính với độ pH vàng 3.5 -4, tương thích độ pH tự nhiên vùng kín. Abena Intimate Care hoàn toàn không màu, không mùi, rất tự nhiên, an toàn cho mọi làn da nhạy cảm nhất, đặc biệt dùng được cho cả mẹ bầu, mẹ sau sinh.

Những lý do nên chọn nước rửa vệ sinh Abena Intimate Care

6.6..2. Dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature

Dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature

Dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature là dung dịch có chiết xuất trầu không và trà xanh. Sản phẩm vệ sinh I’m Nature giúp làm sạch nhẹ nhàng, duy trì độ pH lý tưởng, khử mùi hôi hiệu quả cho chị em. Hơn nữa, nhờ thành phần lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature giúp bảo vệ vùng kín trước các vấn đề nấm ngứa, viêm hay có khí hư thất thường.

Công dụng của dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature

6.6.3. Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja Balan

dung dịch vệ sinh cho người bị viêm Intima Ziaja Balan

Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja Balan là dòng sản phâm cao cấp vì được áp dụng các tiêu chuẩn tuyệt đối an toàn, nghiêm ngặt dành cho dược phẩm.I ntima Ziaja Balan đã được chứng nhận giấy phép GMP theo đúng tiêu chuẩn Châu Âu nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi chọn.

Công dụng của dung dịch vệ sinh Intima Ziaja Balan

6.6.4. Dung dịch vệ sinh Saforelle Pháp

Dung dịch vệ sinh Saforelle Pháp

Dung dịch vệ sinh Saforelle Soin Lavant Doux là sản phẩm vệ sinh nổi tiếng của Pháp với thành phần dịu nhẹ, thơm mát giúp da sạch sẽ và mềm mại. Đặc biệt, Saforelle được giới y khoa Pháp khuyên dùng trong suốt 20 năm qua.

Công dụng của dung dịch vệ sinh Saforelle Pháp

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version