Trẻ nhỏ bị bạch cầu cấp có sao không?
Trẻ nhỏ bị bạch cầu cấp là hiện tượng tăng sinh lượng tế bào non trong tuỷ xương một cách không mong muốn. Hoạt động này cơ thể không kiểm soát được, dẫn đến sự ức chế việc sản sinh và hoạt động bình thường của các tế bào máu. Theo nghiên cứu, trẻ dưới 1 tuổi thường biểu hiện các triệu chứng rõ ràng hơn. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh này cũng thường mắc nhiều bệnh lí đi kèm. Hậu quả của bệnh bạch cầu cấp gây ra khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và thậm chí tính mạng.
Vì bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để đảm bảo sức khoẻ cho bé, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng ban đầu.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị bạch cầu cấp
Hiện nay, hầu hết nguyên nhân gây bệnh bạch cầu vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh này ở trẻ:
- Tiếp xúc với điều kiện môi trường tồn tại tia phóng xạ hoặc chất độc
- Rối loạn trong quá trình phát triển của thai nhi hoặc trưởng thành
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị bạch cầu cấp
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc bạch cầu cấp:
- Xuất huyết: chảy máu chân răng, tiêu phân đen, rong kinh, xuất huyết não,…
- Sốt cao, liên tục
- Thiếu máu: da xanh xao, môi nhợt nhạt,..
Biến chứng nguy hiểm
Khi mắc bệnh này, sức khoẻ của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí đe doạ mạng sống. Cụ thể, việc xuất huyết trong thời gian dài sẽ làm cơ thể kiệt sức, thiếu chất,.. Nguy hiểm hơn, có trường hợp trẻ bị xuất huyết não, dẫn đến nguy kịch. Để đảm bảo sức khoẻ cho bé, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa rất lớn đến sự thành công trong kết quả điều trị.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị bạch cầu cấp
Những lưu ý dưới đây cha mẹ nên tham khảo để chăm sóc trẻ bị bệnh bạch cầu cấp tốt hơn:
- Giúp đỡ, hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Thường xuyên chà rửa, sát khuẩn đồ chơi, vật dụng cá nhân.
- Hạn chế cho nhiều người thăm bệnh, tiếp xúc với bé để đề phòng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tạo chế độ ăn uống hợp lí, phù hợp nhu cầu cơ thể.
- Hạn chế ép bé ăn nhiều quá mức gây ra tâm lí chán ăn, lo sợ.
- Có thể chia thành nhiều bữa trong ngày.
- Tránh cung cấp quá nhiều thực phẩm quá bổ để hạn chế tăng men gan.
- Giảm tiếp xúc với thiết bị điện tử: máy tính bảng, điện thoại,…
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị bạch cầu cấp
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp vẫn chưa được giải thích rõ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây để phòng tránh nguy cơ gây bệnh:
- Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại.
- Giữ trẻ tránh xa khu vực có các tia bức xạ
- Đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kì
- Chú trọng nguồn gốc của thực phẩm ăn hằng ngày.
- Chế biến thức ăn bằng phương pháp an toàn, hợp tiêu chuẩn sức khoẻ.
- Tập cho bé thói quen lành mạnh: ăn – ngủ đúng giờ, tập thể dục…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bạch cầu cấp phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bạch cầu cấp có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo