Trẻ nhỏ bị thiếu máu huyết tán có sao không?
Thiếu máu huyết tán ở trẻ nhỏ, hay còn gọi là Thalassemia, là bệnh di truyền, được nhận diện bởi tình trạng lượng hồng cầu bị phá huỷ nhanh hơn tạo ra, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Việc thiếu máu hoặc lượng hồng cầu không đủ khiến quá trình mang oxy đến các tế bào bị thiếu hụt, gây ra nhiều ảnh hưởng cho bệnh nhân, thậm chí nguy hiểm. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, trẻ cần được đến bệnh viện làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định tình trạng bệnh một cách chính xác.
Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh thiếu máu huyết tán như: da bé tái xanh hoặc vàng, nhợt nhạt, trẻ mệt mỏi, khó thở,… Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra thiếu máu huyết tán ở trẻ nhỏ
Có 2 nhóm nguyên nhân chính, bao gồm:
1. Do miễn dịch (Các kháng thể bên trong hoặc ngoài cơ thể gắn kết trên bề mặt hồng cầu, tạo ra phản ứng, khiến chúng bị vỡ)
- Do kháng thể tự miễn
- Do nhiễm trùng
- Do đặc tính của 1 số loại thuốc
- Các bệnh lý tự miễn như: Viêm đại tràng, Lupus,…
- Ung thư máu
- Phản ứng truyền máu
2. Không do miễn dịch (Không liên quan đến kháng thể)
- Do 1 số loại thuốc làm ảnh hưởng đến sức bền của màng
- Các bệnh như: Sốt rét, Hemoglobin
- Do nhiễm chất độc: nọc ong, nọc rắn.
- Thiếu hụt enzyme (G6DP) đóng vai trò giữ gìn tính ổn định của màng
- Sau phẫu thuật tim
- Sự lắng đọng của các chất dư thừa
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị thiếu máu huyết tán
Thiếu máu huyết tán gây ra các triệu chứng ở trẻ nhỏ:
- Da tái xanh hoặc trở nên vàng, nhợt nhạt
- Mệt mỏi, bứt rứt
- Khó thở, đau ngực
- Đau đầu, chóng mặt, thậm chí hôn mê
- Nước tiểu màu nâu sậm
- Đau tức hông, lưng
- Hay quên, kém tập trung
- Còi cọc, chậm lớn, sụt cân
- Gan lách to
Biến chứng nguy hiểm
Trường hợp bị thiếu máu huyết tán cấp tính, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, kèm theo các tổn thương thận cấp tính (phù phổi, rối loạn nhịp tim,…). Khi sử dụng thực phẩm hay thuốc có tính oxy hoá cao, sẽ tạo ra phản ứng huyết tán mạnh mẽ. Việc này rất nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Ngược lại, nếu là thiếu máu huyết tán mạn tính, sẽ ít nguy hiểm hơn với các biểu hiện từ từ, kém nổi bật hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra tình huống nguy hiểm (cấp tính).
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị thiếu máu huyết tán
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ bị thiếu máu huyết tán:
- Tránh nhiễm trùng, nhiễm nọc độc của ong, rắn.
- Tiêm phòng vaccin đầy đủ
- Tránh hấp thụ quá nhiều sắt: tự ý uống thuốc bổ sung sắt, ăn quá nhiều thịt bò và rau có màu đậm
- Tập thể dục thường xuyên theo mức độ phù hợp với tình trạng bệnh
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống các loại thuốc bổ sung sắt, kẽm, canxi…
- Cần đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu sốt và nhiễm trùng.
- Hạn chế thực phẩm có tính oxy hóa cao
Phòng ngừa thiếu máu huyết tán cho trẻ nhỏ
Dưới đây là các phương pháp giúp phòng chống thiếu máu huyết tán ở trẻ nhỏ. Cụ thể:
- Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ đầy đủ và thực hiện đúng chế độ thai kỳ nhằm tầm soát nguy cơ bệnh.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng và chú trọng bổ sung sắt, axit folic khi mang bầu.
- Hạn chế thực phẩm có tính oxy hóa cao với trẻ được chẩn đoán là thiếu G6PD
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh để được kê thuốc phù hợp.
- Không tự ý uống thuốc không qua kê đơn vì không thể kiểm soát được đặc tính của thuốc.
- Nghe tư vấn tiền sinh khi được xem là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế đi đến những nơi có dịch (sốt rét) lưu hành.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thiếu máu huyết tán phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thiếu máu huyết tán có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo