Trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ có sao không?
Trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường ở các chỉ số mỡ máu, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và sự phát triển của bé. Hiện nay, bệnh không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ, đây là chứng bệnh khá nguy hiểm do biến chứng dẫn đến nhiều bệnh lí khác: viêm tuỵ, tiểu đường, gan,.. Do đó, bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ của con.
Cha mẹ cần đưa bé đi khám sức khoẻ định kì nhằm tầm soát nguy cơ bệnh sớm. Đồng thời lưu ý các dấu hiệu bệnh máu nhiễm mỡ: đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, thở gấp,…
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao) ở trẻ nhỏ. Cụ thể là:
- Béo phì: Tình trạng thừa cân khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, ít rau xanh,… sẽ khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng, tăng nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ.
- Lười vận động: Sự tích tụ chất béo dư thừa ngày càng tăng, đến khi vượt quá mức kiểm soát sẽ gây mỡ máu cao.
- Di truyền: Trẻ có nguy cơ mắc bệnh nếu gia đình có người bị mỡ máu cao hoặc người mẹ khi mang bầu mắc bệnh này.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường rất khó nhận biết sớm thông qua các triệu chứng. Bệnh thường được phát hiện thông qua khám sức khoẻ định kì. Ngoài ra, các dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh máu nhiễm mỡ thường thấy là:
- Đau đầu
- Chóng mặt, hoa mắt
- Đau tức ngực
- Tim đập nhanh
- Thở gấp
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, đây là bệnh rất nguy hiểm bởi sự ảnh hưởng và biến chứng bệnh lí về sau: viêm tuỵ, gan, tim mạch,…Chúng gây tác động tiêu cực trực tiếp lên sức khoẻ và sự phát triển của bé, thậm chí tính mạng. Ngoài ra, bệnh lại rất khó phát hiện sớm, thường được nhận biết khi trở nặng hoặc qua giai đoạn nặng. Do đó, cha mẹ cần đưa bé đi khám sức khoẻ định kì nhằm tầm soát nguy cơ bệnh sớm.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ
Dưới đây là các biện pháp có thể áp dụng nhằm cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ ở bé:
- Khuyến khích con chơi thể thao, vận động thường xuyên: Không chỉ giúp ích cho sức khoẻ, còn hỗ trợ đốt mỡ thừa, giải toả căng thẳng.
- Tạo chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn – ngủ đúng giờ: Cải thiện tình trạng cơ thể và giúp ích đáng kể cho quá trình trị bệnh.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, hạn chế tình trạng bị đói hay nạp quá nhiều thức ăn.
- Tăng cường rau xanh, trái cây: Giảm hấp thu cholesterol ở đường ruột, tăng miễn dịch, trao đổi chất.
- Duy trì cân nặng lí tưởng
- Thay thế chất béo bão hoà (mỡ động vật, dầu cọ,..) bằng chất béo không bão hoà (dầu oliu, dầu hướng dương,..)
- Tham khảo tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đóng hộp, nhiều đường,..
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ
Những gợi ý nhằm phòng tránh máu nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ:
- Tránh thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường.
- Tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Chọn thực phẩm giàu protein ít béo, ngũ cốc nguyên hạt
- Tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để tạo ra khẩu phần phù hợp riêng cho trẻ.
- Duy trì cân nặng lí tưởng
- Hạn chế thời gian xem tivi, dùng thiết bị điện tử dưới 2 tiếng mỗi ngày.
- Khuyến khích bé tham gia thể thao, vận động thường xuyên hoặc ít nhất 1 giờ mỗi ngày.
- Tập cho trẻ chế độ sinh hoạt lành mạnh như: không thức quá khuya,..
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo