Trẻ nhỏ bị mèo cào có sao không?
Thông thường người ta hay nghĩ chỉ có nguy cơ lây bệnh dại nếu bị chó, mèo hoặc các động vật mang virus dại cắn. Trên thực tế, trẻ nhỏ bị mèo cào cũng có khả năng cao bị bệnh dại. Nếu bị các động vật mang virus bệnh dại cào, cắn và không được tiêm ngừa kịp thời thì nguy cơ tử vong cũng rất cao.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, khi bị chó mèo cắn buộc phải tiến hành điều trị, theo dõi trong vòng 10 ngày.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị mèo cào
- Những gia đình có nuôi mèo, thỉnh thoảng vẫn có thể bị mèo cào trong lúc vui đùa. Mèo có móng sắc nhọn để tự vệ, đôi khi chúng có thể gây ra những vết cào khá sâu.
- Trẻ chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân
- Trẻ tiếp xúc, chọc ghẹo mèo hoang
- Trẻ vui đùa, la hét, chạy, đánh hoặc có những động tác bất ngờ về phía thú cưng
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị dại do mèo cào
Khi trẻ bị nhiễm bệnh dại từ chó mèo, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng. Trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi chết chỉ dao động từ 1 đến 7 ngày. Trên 80% người mắc bệnh dại có các dấu hiệu đau hoặc ngứa ở vết cắn, kèm theo đó là sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị chứng sợ nước, tăng động, tức giận, không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí. Đặc biệt ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng, tỏ ra sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị mèo cào
Một số vết thương do mèo cào và hầu hết vết thương do mèo cắn có thể gây viêm nhiễm. Bên cạnh bệnh dại, bệnh mèo cào cũng khá phổ biến do vi khuẩn bartonella henselae gây ra. Mèo đóng vai trò là nguồn lây bệnh, nhất là mèo con và mèo có bọ chét. Trẻ bị lây bệnh sẽ có biểu hiện như: Sưng nhỏ ở vùng mèo cào hay cắn, kèm theo đó là sưng hạch bạch huyết ở nách, háng hoặc cổ. Tiếp đến là sốt, mệt mỏi, mắt đỏ, đau khớp và đau họng. Bệnh mèo cào ở người có thể gây ra những chứng bệnh nghiêm trọng về mắt, não, gan hoặc tổn thương lách. Trẻ thiếu sức đề kháng có nguy cơ biến chứng cao hoặc thậm chí tử vong do bệnh sốt mèo cào.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị mèo cào
Đối với mèo chưa được hoặc không rõ đã được tiêm vaccine hay chưa, thì trẻ cần được điều trị phòng ngừa nhiễm vi khuẩn, uốn ván hoặc bệnh dại. Bác sĩ sẽ đánh giá vết thương và có cách điều trị thích hợp dựa vào độ nghiêm trọng của vết thương.
Xử lý vết thương ngoài da
Chỉ nên điều trị tại nhà đối với vết thương ngoài da nhẹ do mèo nhà đã tiêm vaccine cào:
- Rửa tay trước khi xử lý vùng da bị mèo cào, cần đảm bảo tay phải sạch và vô trùng.
- Rửa vùng da bị mèo cào. Dùng xà phòng rửa kỹ vùng da bị tổn thương. Cố gắng rửa cả vết thương và vùng da xung quanh. Sau khi rửa bằng xà phòng, xả kỹ lại bằng nước sạch. Không chà xát lên vùng da trầy xước, vì như vậy có thể sẽ gây thêm tổn thương cho các mô.
- Thoa thuốc mỡ lên vết cào. Hãy trao đổi với nhân viên y tế để xử lý vết mèo cào bằng thuốc mỡ sát trùng phù hợp. Có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh tổng hợp lên vết thương ba lần một ngày.
- Không băng kín vết thương. Giữ sạch vết thương trong thời gian chữa trị, nhưng nên để vết thương tiếp xúc với không khí trong lành.
Xử lý vết thương sâu
Các vết thương sâu hơn có thể kèm chảy nhiều máu cần điều trị y tế và uống thuốc kháng sinh để ngừa viêm nhiễm (cho dù mèo đã được tiêm phòng đầy đủ). Trước khi được chăm sóc y tế, bố mẹ có thể sơ cứu tại nhà cho trẻ bằng cách:
- Cầm máu. Nếu vết thương chảy nhiều máu, dùng khăn sạch để ép lên vết thương. Ép chặt vào chỗ chảy máu và giữ nguyên cho đến khi máu bớt chảy. Có thể cần để vết thương cao hơn đầu.
- Rửa sạch vùng da bị thương. Sau khi rửa tay thật sạch, nhẹ nhàng rửa vùng da tổn thương bằng xà phòng và rửa lại bằng nước sạch. Không chà xát khi rửa vì vết thương có thể chảy máu lại.
- Dùng khăn sạch khác để thấm khô hoàn toàn vết thương và vùng da xung quanh.
- Các vết thương sâu cần được băng lại bằng băng dính cá nhân hoặc gạc sạch.
Lưu ý: nhất định phải đến bác sĩ sau khi thực hiện các bước sơ cứu để được kiểm tra tình trạng chính xác tránh những biến chứng về sau.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị mèo cào
- Chích ngừa đầy đủ cho thú cưng.
- Không phạt mèo vì đã cào người. Cào là hành vi tự vệ bình thường của mèo, do đó trừng phạt mèo vì cào có thể khiến nó hung hăng hơn về sau.
- Tránh cho trẻ chơi đùa mạnh bạo với cả mèo trưởng thành và cả mèo con.
- Hạn chế nuôi mèo con khi nhà cho trẻ nhỏ. Hầu hết mèo sẽ tự bỏ được tật cắn và cào khi qua tuổi mới lớn (từ 1 đến 2 năm)
- Cắt móng cho mèo mỗi tuần một lần có thể hạn chế tổn thương do mèo cào
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị mèo cào phải làm sao? Trẻ nhỏ bị mèo cào có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo