Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị sợ máu có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ nhỏ bị sợ máu có sao không?

Trẻ nhỏ bị sợ máu có sao không?

Trẻ nhỏ bị sợ máu có sao không?

Trẻ nhỏ bị sợ máu có thể sợ máu của mình lẫn của người khác, thậm chí có thể trở nên lo lắng khi nhìn thấy máu động vật. Nỗi ám ảnh đôi khi ảnh hưởng vào cuộc sống hằng ngày của họ. Trẻ đôi khi sẽ rất hoảng sợ và từ chối đi gặp bác sĩ hay nha sĩ. Hoặc có thể sống có lối sống ít vận động để tránh những chấn thương.

Mặc dù có thể cho trẻ dùng thuốc để giảm bớt sự căng thẳng, đây không phải là lựa chọn tốt về lâu dài. Hãy trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị sợ máu

Nguyên nhân lớn dẫn đến việc mắc phải hội chứng này là yếu tố di truyền. Không ít người mắc phải hội chứng này do cha, mẹ, anh, chị từng bị. Một nguyên nhân phổ biến khác là do ám ảnh qua việc từng bị chảy nhiều máu lúc nhỏ hoặc chứng kiến người thân bị chảy máu. Ngoài ra, chứng sợ máu còn có thể xuất phát từ việc bị ức chế thần kinh hoặc thường xuyên bị nhồi nhét ý nghĩa sợ máu ngay từ bé.

Việc ám ảnh với máu thường xuyên liên kết với các rối loạn thần kinh khác như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ… Và phổ biến hơn đối với những trẻ bị ngược đãi hoặc gặp tai nạn nghiêm trọng

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị sợ máu

Một số biểu hiện của hội chứng sợ máu như:

Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị sợ máu

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp trị liệu phù hợp, một số phương pháp như là:

Giảm độ nhạy cảm của trẻ

Phương pháp này dựa trên các thuyết tâm lý học hành vi. Nó sẽ giúp trẻ xóa bỏ các kí ức và suy nghĩ tiêu cực về việc sợ máu. Khi bắt đầu trị liệu, trẻ sẽ được nhìn vài giọt máu từ xa. Dần dần, khi đã quen với cảm giác nhìn thấy máu, trẻ có thể tiến lại gần hơn và thử với lượng máu nhiều hơn. Kiên trì cho trẻ tập luyện phương pháp này sẽ giúp quen dần với việc thấy máu và nỗi sợ sẽ giảm nhiều.

Liệu pháp nhận thức – hành vi

Phương pháp này nghiên cứu cách suy nghĩ của trẻ và nguyên nhân gây ra sự sợ hãi. Từ đó, có phương pháp vượt qua các suy nghĩ tiêu cực và thay bằng các suy nghĩ tích cực hơn. Suy nghĩ tích cực giúp trẻ có thái độ sống vui vẻ hơn và lạc quan hơn.

Trị liệu tâm lý

Đây là cách chữa trị dựa vào tâm lý. Cách này tìm hiểu bản ngã, cái tôi, mong muốn và các sự kiện trải qua trong quá trình phát triển. Trẻ sẽ có những buổi nói chuyện để tâm sự về các mong muốn không dám nói ra, các kí ức đã gây ra chứng sợ hãi cũng như để tìm hiểu các tâm lý khác của trẻ.

Áp dụng sức ép

Áp dụng sức ép là phương pháp làm các cơ căng lên để tăng huyết áp và tránh tình trạng ngất xỉu khi thấy máu. Dạy trẻ khi cảm thấy muốn ngất, hãy gồng các cơ tay, chân và toàn thân từ 10–15 giây để tăng huyết áp và chống ngất xỉu. Khi trẻ đã thành thạo phương pháp này thì các nhà trị liệu sẽ cho tiếp xúc với các tình huống có thể làm chứng sợ máu tái phát.

Phòng tránh cho trẻ nhỏ bị sợ máu

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hội chứng sợ máu là do di truyền, vì vậy không có biện pháp cụ thể để phòng tránh. Tuy nhiên, hãy cho trẻ thử các giải pháp trị liệu để thay đổi ý nghĩ tiêu cực và khắc phục nổi sợ.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị sợ máu phải làm sao? Trẻ nhỏ bị sợ máu có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Exit mobile version