Trẻ nhỏ thiếu Vitamin B12 có sao không?
Vitamin B12 là một vitamin thuộc nhóm vitamin B và có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như sau: Tham gia vào quá trình tổng hợp ADN; Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa lipid và acid folic; Tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu; Tham gia vào thành phần cấu tạo bao myelin của dây thần kinh. Từ đó, nếu trẻ nhỏ bị thiếu Vitamin B12 sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của các quá trình trên.
Nếu không nhận đủ lượng vitamin B12, trẻ có thể bị chậm phát triển hoặc không phát triển theo cách bình thường. Vì vậy, mẹ cần bổ sung dưỡng chất này vào khẩu phần ăn của trẻ.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thiếu Vitamin B12
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt, kém hấp thụ Vitamin B12:
- Trẻ đã phẫu thuật giảm cân hoặc thực hiện phẫu thuật khác để loại bỏ một phần dạ dày
- Viêm teo dạ dày, trong đó niêm mạc dạ dày đã trở nên mỏng đi
- Thiếu máu khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin B12
- Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến ruột non như: bệnh Crohn, bệnh Celiac, vi khuẩn phát triển hoặc ký sinh trùng
- Rối loạn hệ thống miễn dịch như: bệnh Graves hoặc lupus thuốc ức chế bơm proton và một số loại thuốc trị tiểu đường
- Trẻ cũng có thể bị thiếu vitamin B12 nếu tuân theo chế độ ăn thuần chay (Không ăn bất kỳ sản phẩm nào từ động vật bao gồm thịt, sữa, phô mai và trứng)
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị thiếu Vitamin B12
Nếu cơ thể trẻ nhỏ bị thiếu hụt vitamin B12, trẻ có thể bị thiếu máu. Nếu nhẹ, có thể sẽ không gây ra triệu chứng. Nhưng nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như:
- Suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi
- Khó thở, tim đập nhanh
- Tổn thương thần kinh và tê bì chân tay
- Da tái nhợt
- Sưng và viêm lưỡi
- Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chán ăn
- Giảm thị lực
- Trầm cảm, mất trí nhớ, thay đổi thái độ
- Xương trở nên yếu
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị thiếu Vitamin B12
Vitamin B12 là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nếu tình trạng thiếu hụt nặng có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn tới những rối loạn thần kinh như: Kích thích, ảo giác, thay đổi về phản xạ tự nhiên, chức năng cơ kém. Xuất hiện các vấn đề về trí nhớ, suy giảm vị giác, thậm chí có thể gây ra rối loạn tâm thần.
Đối với trẻ em, các vấn đề có thể xảy ra gồm: Tăng trưởng chậm, kém phát triển và gặp khó khăn khi vận động. Thiếu vitamin B12 còn dẫn tới bệnh thiếu máu ác tính.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị thiếu Vitamin B12
- Để cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho cơ thể, cần bổ sung vitamin B12 vào chế độ ăn. Vitamin B12 có nhiều trong thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, phomai,…Các thực phẩm từ thực vật không có vitamin B12.
- Bổ sung vitamin B12 dạng thuốc hay thực phẩm chức năng cần phải hết sức thận trọng. Cần phải được sự cho phép và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh ngộ độc,
- Nếu trẻ bị thiếu máu ác tính hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12, bác sĩ thường sẽ đề nghị tiêm vitamin vào cơ thể.
- Nếu trẻ không tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc động vật, hãy cho trẻ dùng các loại ngũ cốc tăng cường vitamin B12. Có thể bổ sung hoặc tiêm B12, uống vitamin B12 liều cao theo chỉ định của bác sĩ.
Lượng vitamin B12 theo độ tuổi
Lượng vitamin B12 được khuyến nghị dùng hàng ngày theo đối theo độ tuổi, được đo bằng microgam (mcg):
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
- Trẻ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg
- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 1,8 mcg
- Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi: 2,4 mcg
- Người lớn: 2,4 mcg
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị thiếu Vitamin B12
- Thông thường, cơ thể có thể nhận đủ lượng vitamin B12 cần thiết bằng cách ăn đủ thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa và trứng.
- Nếu trẻ không ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, hoặc gặp vấn đề sức khỏe nào đó khiến việc hấp thụ dinh dưỡng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ các loại vitamin tổng hợp, các chất bổ sung khác hoặc thực phẩm bổ sung vitamin B12 phù hợp.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thiếu Vitamin B12 phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thiếu Vitamin B12 có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo