Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ hay thức đêm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ nhỏ hay thức đêm có sao không?

Trẻ nhỏ hay thức đêm có sao không?

Trẻ nhỏ hay thức đêm có sao không?

Trẻ nhỏ hay thức đêm sẽ gặp nhiều ảnh hưởng có hại đến sức khỏe và não bộ. Thời gian ngủ là thời gian để bộ não và cơ thể nghỉ ngơi cũng như tái tạo, hồi phục tế bào. Theo nghiên cứu, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở trẻ có thói quen thức khuya cao gấp 5 lần so với người bình thường.  Bên cạnh đó, khung giờ từ 12h đêm đến 4 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra những hormone cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng. Việc thức khuya còn khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét. Đồng thời, ép mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ dễ dẫn đến các bệnh như: đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị,v.v..

Nguyên nhân trẻ nhỏ hay thức đêm

Chưa được bố mẹ thiết lập thói quen ngủ

Việc cho con bú sữa và ăn uống cùng với các hoạt động khác như: Ngủ, vui chơi, tắm rửa,v.v… không theo một lịch trình nào đó sẽ khiến trẻ dễ bị mất ngủ và hay thức đêm.

Ban ngày ngủ quá nhiều

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần số thời gian ngủ trưa khác nhau. Nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, hoặc do thói quen ngủ sát giờ ngủ đêm thì sẽ dẫn đến ban đêm khó ngủ.

Hưng phấn thần kinh

Nếu trước khi đi ngủ, trẻ tham gia hoạt động vui chơi quá mạnh và thú vị, thần kinh trẻ có thể bị hưng phấn kéo dài và khó có thể rơi vào giấc ngủ được. Ngoài ra, phòng ngủ có nhiều ánh sáng cũng gây khó ngủ.

Mọc răng hoặc các vấn đề thể chất khác

Trong giai đoạn mọc răng, cảm giác khó chịu và đau nhức ở răng miệng sẽ khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc. Nôn trớ nhiều, cảm cúm, nhiễm trùng tai hoặc mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như: đau bụng, đầy bụng, chướng bụng, táo bón,… hay bất kỳ vấn đề như chuyển từ bú sữa sang ăn dặm đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

Do trẻ đang đói

Có thể do bé thức dậy khuya để đòi bú. Tuy nhiên, cha mẹ cần xác định đó là do đói hay do thích bú về đêm vì sợ xa mẹ hay thích ngậm bình.

Tã bẩn

Nếu trẻ tè dầm hoặc đi ị trước khi ngủ nhưng chưa được thay tã, nó rất dễ khiến trẻ khó ngủ.

Em bé quá nóng hoặc lạnh

Nhiệt độ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nóng quá hoặc lạnh quá đều khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Hãy thử kiểm tra xem điều hòa có đang mở quá thấp hay cho bé mặc quần áo quá nhiều hay không.

Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ hay thức đêm

Để chữa bệnh thức đêm ngủ ngày của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

Đối với trẻ sơ sinh

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi

Phòng ngừa cho trẻ nhỏ hay thức đêm

Một số lưu ý giúp tạo cho bé thói quen ngủ tốt cho trẻ:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ hay thức đêm phải làm sao? Trẻ nhỏ hay thức đêm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Exit mobile version