Trẻ nhỏ mút tay có sao không?
Trẻ nhỏ mút tay có thể xem là bản năng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ mút tay trong một thời gian kéo dài và không bỏ được sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Mút ngón tay quá sâu làm trẻ dễ bị nôn trớ nhất là sau khi bú hoặc sau khi ăn.
- Tay chưa được rửa sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tay – miệng như: Bệnh tay chân miệng, thủy đậu, cúm, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Những trẻ có động tác mút tay mạnh có thể gây các tổn thương ở da ngón tay. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.
- Mút tay trong thời gian kéo dài có thể gây biến dạng xương ngón tay.
- Ở những trẻ 5-6 tuổi đang trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn thói quen mút tay có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của vòm miệng và sự sắp xếp của răng. Dẫn đến tình trạng một số tình trạng như: lệch khớp cắn; khó phát âm; hô; móm,…
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên về tâm lý trẻ em để có biện pháp khắc phục và chăm sóc trẻ tránh tật ngậm mút tay một cách hiệu quả hơn.
Nguyên nhân trẻ nhỏ mút tay
Hầu hết trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay, đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Dần dần thói quen mút tay được hình thành kể cả khi trẻ không đói. Khi trẻ mút tay sẽ kích thích não bộ sản xuất Endorphin – một chất giảm đau nội sinh giúp cơ thể trẻ thư giãn, tạo cho trẻ cảm giác thích thú. Mút tay giúp trẻ ngủ ngon hơn nên trẻ thường mút tay vào buổi tối hoặc khi cảm thấy mệt mỏi.
Thông thường, sau 6 tháng đầu tiên tình trạng trẻ mút tay sẽ giảm dần. Phần lớn trẻ sẽ bỏ mút tay khi được 1-2 tuổi. Tuy nhiên, khoảng 15% trẻ sẽ tiếp tục mút tay cho đến khi 4 tuổi.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ mút tay
Để giúp trẻ bỏ tật mút tay, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Đối với những trẻ còn bú mẹ: Nên đảm bảo cho bé bú đầy đủ để bé không bị đói, tránh để bé mút tay để giải tỏa vì bị đói.
- Hãy luôn tạo cho trẻ cảm giác an tâm, thoải mái, chú ý đến các nguyên nhân gây lo lắng cho trẻ. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để giúp trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn. Từ đó hạn chế được tình trạng trẻ mút tay khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng.
- Những lúc trẻ sắp mút tay, làm trẻ phân tâm bằng cách lôi cuốn trẻ vào chơi trò chơi phù hợp với lứa tuổi.
- Đối với trẻ lớn hơn và biết nói: Cha mẹ hãy dạy trẻ cách bày tỏ cảm xúc bằng lời nói. Đồng thời dạy cho trẻ biết những tác hại khi trẻ mút tay.
- Động viên, khen thưởng khi tình hình mút tay của trẻ có cải thiện.
- Cha mẹ có thể dán băng cá nhân quanh ngón tay cho trẻ nhớ không được mút tay.
- Cha mẹ có đưa trẻ đi nha sĩ để làm các khí cụ cố định trong miệng để trẻ không thể mút tay. Cách này thường chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi mà không bỏ được tật mút tay.
Phòng tránh cho trẻ nhỏ mút tay
- Trẻ còn bú mẹ nên cho bú mẹ đầy đủ để bảo đảm trẻ không bị đói để tránh hình thành thói quen mút tay.
- Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, cha mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ. Hãy lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Những lúc trẻ gặp khó khăn hoặc đang căng thẳng như: Trẻ bị bệnh, bị đau đớn,… Cha mẹ nên dành nhiều thời gian gần gũi trẻ để chăm sóc trẻ tốt hơn.
- Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh. Những đồ chơi thường ngày và nơi vui chơi của trẻ cũng cần được đảm bảo vệ sinh.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ mút tay phải làm sao? Trẻ nhỏ mút tay có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo