Trẻ sơ sinh bị đi tướt có sao không?
Đi tướt có biểu hiện đơn giản là bé đi vệ sinh ra phân có màu vàng pha xanh giống như hoa cải nhưng phân không bị nhầy và sủi bọt giống như khi bé bị tiêu chảy. Trẻ sơ sinh bị đi tướt là tình trạng chung khi đường ruột của bé chưa ổn định. Do sức đề kháng còn yếu, trẻ dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường ruột. Nếu thấy trẻ sơ sinh đi tướt nhiều lần trong ngày có bọt liên tục kèm theo trẻ quấy khóc, bú ít hoặc bỏ bú thì rất có thể bé đang có dấu hiệu bị viêm nhiễm đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.
Nếu trẻ sơ sinh đi tướt nhiều ngày không khỏi và có biểu hiện nặng hơn, gia đình cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đi tướt
Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đi tướt, như là:
- Trẻ đi tướt do đang mọc răng
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị rối loạn và dẫn đến tình trạng bé bị đi tướt.
- Mẹ pha sữa quá đặc, quá loãng hoặc không tiệt trùng bình. Cốc để pha sữa cho trẻ, không đảm bảo vệ sinh thì cũng thể khiến trẻ đi tướt nhiều lần.
- Bé ăn phải các loại thực phẩm không hợp vệ sinh, không được chế biến cẩn thận. Hoặc mẹ cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như: thịt, rau, trứng, hoặc cho ǎn với liều lượng nhiều quá; ǎn nhiều bột quá.. Hoặc kết hợp các thực phẩm với nhau không phù hợp.
- Bệnh tiêu chảy còn do vi trùng hay virus gây ra. Chúng có thể từ những ổ viêm nhiễm ở họng, ở tai xuống gây bệnh ở ruột.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi tướt
Trẻ đi tướt khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân dạng sền sệt, hoa cà hoa cải. Đa số các trường hợp trẻ vẫn ăn ngủ chơi bình thường và tự khỏi sau 4-7 ngày, nhất là với những bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tướt nhiều hơn 1 tuần, kèm với bú kém, quấy khóc, phân có sủi bọt, nhầy, máu thì có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường ruột. Lúc này mẹ cần cho trẻ đến bác sĩ để thăm khám và điều trị phù hợp.
Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị đi tướt
Đối với mẹ đang cho con bú
Khi trẻ đi tướt là mẹ nên lựa chọn ăn những loại thực phẩm giúp phân cô đặc hơn:
- Thực phẩm mẹ nên ăn khi bé bị đi tướt gồm: chuối, gạo trắng, bánh mì, khoai tây, khoai lang, sữa chua, cà rốt,…Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều tránh trường hợp bị phản tác dụng.
- Một số loại thực phẩm mẹ cần hạn chế: sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua), các loại trái cây đào, mơ, mận, lê,…, các loại thực phẩm tanh như cá, ốc, tôm.
Đối với trẻ ăn dặm
- Ở độ tuổi từ 5 – 6 tháng trở đi, có thể cho bé ǎn thêm thức ǎn chống tiêu chảy như khoai, chuối nghiền v.v…
- Lượng thức ǎn lỏng mỗi ngày vào quãng 150 gram cho mỗi kg trọng lượng của trẻ.
- Nên chia nhỏ bữa ǎn, mỗi lần tầm 20 – 30g. Nếu các cháu bị nôn ói, nên cho bé ǎn lạnh.
- Tạm thời không cho bé uống sữa nữa trong vòng 1 – 2 ngày. Bổ sung các loại nước nhiều lần trong ngày: nước đường, nước nấu cà rốt, những chất muối khoáng pha nước dành cho trẻ em bán sẵn ở hiệu thuốc.
Lưu ý: Chế độ ǎn như trên có mục đích bù lại lượng nước nhưng không nên kéo dài quá 2 ngày. Khi ǎn bình thường trở lại, nên tǎng lượng sữa từ từ hoặc dùng các loại sữa đặc biệt thích hợp với bệnh trạng của trẻ.
Một số lưu ý khác
- Vệ sinh cho bé hằng ngày, đảm bảo cho bé luôn sạch sẽ tránh để các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh.
- Nếu trẻ đi tướt kéo dài hơn 1 tuần mà vẫn không có biểu hiện tốt hơn, bé quấy khóc, không chịu bú thì ngay lập tức các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám
Phòng tránh cho trẻ sơ sinh bị đi tướt
- Pha chế sữa đúng liều lượng
- Tránh không để cháu bé tiếp xúc với người đang bị viêm nhiễm như ho, có mụn nhọt v.v…
- Rửa sạch và làm tiệt trùng các bình sữa trước khi đựng sữa cho bé bú
- Giữ vệ sinh cho trẻ
- Khi bé mới bị tiêu chảy nên ngưng uống sữa tạm thời
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị đi tướt phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị đi tướt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo