Site icon Medplus.vn

Triệu chứng và điều trị bệnh đau quai hàm bạn nên biết

Đau quai hàm là những cơn đau khó chịu xuất hiện tại hàm. Ban đầu có thể là cảm giác đau nhẹ, đột ngột xuất hiện và tự biến mất. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh hen suyễn là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Đau quai hàm là những cơn đau khó chịu xuất hiện tại hàm.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh khác:

Khái niệm về bệnh đau quai hàm

Đau quai hàm có thể là một tình trạng suy nhược ảnh hưởng đến khả năng ăn và nói của bạn. Nhiều thứ có thể gây đau hàm, từ xoang và tai đến răng hoặc chính hàm của bạn. Điều này có nghĩa là rất khó để biết liệu cơn đau hàm của bạn là do vấn đề về hàm hay do nguyên nhân nào khác.

Ban đầu có thể là cảm giác đau nhẹ, đột ngột xuất hiện và tự biến mất. Nhưng càng về sau này cơn đau sẽ càng dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó, chức năng của quai hàm sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày của bạn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau quai hàm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau quai hàm kinh khủng là do viêm khớp, rối loạn khớp thái dương hàm, các bệnh lý về răng và xương hàm, các tổn thương vật lý thần kinh vùng răng hàm mặt khác.

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng này nên điều quan trọng là cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị hiệu quả.

Điều tra nguyên nhân gây ra đau quai hàm bằng cách thăm khám, kiểm tra bằng chụp film X-quang và các thiết bị chuyên dụng khác.

– Rối loạn khớp thái dương hàm do tình trạng cơ, dây chằng, đĩa khớp,… Các cơ quan thái dương hàm hoạt động không đều dễ khiến đau quai hàm xuất hiện, đây là nguyên nhân thường gặp nhất.

– Nguyên nhân khác do các thói quen không tốt như cắn chặn xương hàm, quai hàm khi cảm xúc mạnh, nghiến răng khi stress hay trong lúc ngủ.

– Viêm tủy và hoại tử vùng quanh xương hàm, viêm khớp, viêm xương dây chằng cũng ảnh hưởng gây ra đau quai hàm.

– Các bệnh lý răng miệng, mất răng lâu ngày không trồng răng giả thay thế khiến răng bị lệch, sai lệch khớp cắn, viêm nhiễm nướu, áp xe,… cũng có thể gây ra đau quai hàm.

– Nhức căng đầu, đau nửa đầu, đau do tổn hại dây thần kinh hoặc mạch máu, đau cơ, mệt mỏi, mất ngủ và đau do bệnh tâm thần cũng có thể khiến hàm và mặt bị đau.

Các triệu chứng của bệnh đau quai hàm

Phổ biến nhất là triệu chứng đau quai hàm bên trái hoặc bên phải, đau dưới tai. Cụ thể, bạn sẽ thấy đau khi thực hiện các hoạt động như:

– Há miệng

– Nhai, nhuốt thức ăn

– Uống nước

– Nói chuyện

– Ngáp

Ngoài ra, người bị bệnh đau quai hàm còn có thể bị:

– Sưng một bên má hay đau nhức cả một vùng mặt

– Nóng sốt

– Ù tai, chóng mặt.

– Khi tình trạng trở nên nặng hơn, sẽ phát ra các tiếng kêu lục cục tại khớp, đau liên hồi.

– Thậm chí, bạn không thể há miệng ra hoặc khép miệng lại do quai hàm bị co cứng.

Đau quai hàm rất dễ nhầm với các bệnh như viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa… Do đó, cần tới cơ sở y tế để thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường tại khu vực này. Phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng đạt được hiệu quả. Rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

Các biện pháp phòng ngừa đau quai hàm hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa tình trạng đau quai hàm:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version